Khéo giữ gìn khẩu nghiệp

Từ lúc con người sinh ra trên trái đất, hơn mấy triệu năm, để đấu tranh sinh tồn, con người tìm nhiều cách để thích nghi bản thân với môi trường, không ngừng sáng tạo, không ngừng phát triển. Trong quá trình thích nghi và sáng tạo đó, con người đã truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau bằng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ giúp con người thông tin với nhau một cách dễ dàng, nó cũng giúp con người thể hiện những tình cảm, suy nghĩ, những hiểu biết, những thổn thức từ sâu tận đáy lòng bằng nhiều hình thức: nói, ca hát, hò vè, xướng ngâm… giúp các thế hệ truyền đạt được thông tin với nhau. Tuy nhiên, chính ngôn ngữ cũng làm cho con người đau buồn khổ não, ly tán, gây bao đau thương tang tóc, chia lìa. Ngôn ngữ có thể bằng cách viết, bằng cách nói và trong phạm vi bài hôm nay, chúng ta cùng bàn luận với nhau về ngôn ngữ nói mà trong nhà Phật nói là khẩu nghiệp.

Hằng ngày, thường xuyên niệm Phật, trì chú nhiều để khẩu nghiệp của mình giảm bớt. Mở miệng là câu niệm Phật, dù có giật mình nói liệu cũng là câu niệm Phật. Không huân tập thêm những lời nói thị phi để chuốc thêm nhiều tội lỗi. Vào chùa bớt nói chuyện thế gian, nói lặt vặt.

Hằng ngày, thường xuyên niệm Phật, trì chú nhiều để khẩu nghiệp của mình giảm bớt. Mở miệng là câu niệm Phật, dù có giật mình nói liệu cũng là câu niệm Phật. Không huân tập thêm những lời nói thị phi để chuốc thêm nhiều tội lỗi. Vào chùa bớt nói chuyện thế gian, nói lặt vặt.

Trong ca dao Việt Nam có câu:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

Hay câu:

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Còn trong nhà Phật thì đức Thế Tôn có chỉ ra sáu loại khẩu nghiệp là: vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, chánh ngữ, ái ngữ. Trong sáu loại này, đức Phật cũng dạy chúng ta nên phát triển ái ngữ và chánh ngữ, bốn thứ còn lại nên tránh xa và không được phát triển vì đây là bốn thứ tạo nên nghiệp ác (nghiệp bất thiện) của miệng đối với bản thân mình.

– Vọng ngữ: “Vọng” là sai, càn quấy. “Ngữ” là lời nói. Vậy vọng ngữ là lời nói sai quấy, không đúng sự thật, dựng chuyện để nói. Ví dụ chuyện có nói không, chuyện không nói có, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng, tốt nói xấu, xấu nói tốt…

 Ỷ ngữ: là lời nói thêu dệt, thêm bớt làm sai sự thật để người xiêu lòng tin theo. Ví dụ chuyện một mà tột lên mười, chuyện bé xé cho to; trong dân gian cũng gọi là “nổ” hoặc những lời tình tứ, ca ngợi nói bóng gió để lừa gạt người lừa tình, lừa tiền, chỗ này coi bói hay, cô này linh cậu nọ thiêng…

Một lời nói vô tình cũng khiến người khác khắc mãi vào tâm. Tập nói những điều hay lẽ phải, nói những điều đúng thời đúng lúc, nói những lời Phật dạy trong kinh, nói những điều lợi cho người lợi cho mình; đừng nói những gì mà lợi cho mình mà không lợi cho người, không nên dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi “tám”, chuyện nghe xong bỏ qua đừng mách lẻo…

Một lời nói vô tình cũng khiến người khác khắc mãi vào tâm. Tập nói những điều hay lẽ phải, nói những điều đúng thời đúng lúc, nói những lời Phật dạy trong kinh, nói những điều lợi cho người lợi cho mình; đừng nói những gì mà lợi cho mình mà không lợi cho người, không nên dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi “tám”, chuyện nghe xong bỏ qua đừng mách lẻo…

– Lưỡng thiệt: là nói lưỡi đôi chiều, hay nói hai lưỡi. Gặp người này thì nói xấu người kia, gặp người kia thì nói xấu người này. Hậu quả đưa đến sự chia ly, mất đoàn kết, chiến tranh, hận thù.

– Ác khẩu: là nói lời ác tâm ác ý, lời thề độc, rủa sả, mắng chửi, trong tâm mình muốn người khác gặp những chuyện đau khổ, chuyện không tốt để thỏa lòng dạ mình.

– Chánh ngữ: lời nói chân chánh đúng sự thật, không thêm bớt, không làm người khác hiểu lầm tính chất sự việc. Ví dụ kinh Phật chỉ dạy cho con người biết đúng sai, biết nhân quả để giúp con người không gây thêm nghiệp ác, giúp con người có đời sống an lạc và tự tại ở đời này và đời sau, lời nói hợp tình, hợp lý đúng khoa học.

– Ái ngữ: lời nói từ hòa, yêu thương, không phân biệt màu da, chủng loại, cao sang, thấp hèn, luôn nói những lời dịu dàng, nhẹ nhàng, giúp người không tự ti, mặc cảm… nương vào lời nói đó mà tiến bộ, phát triển. Muốn giữ gìn được những điều trên, người xưa có dạy: “Trước khi nói cần uốn lưỡi bảy lần” (suy nghĩ cho chín chắn). Một lời nói vô tình cũng khiến người khác khắc mãi vào tâm. Tập nói những điều hay lẽ phải, nói những điều đúng thời đúng lúc, nói những lời Phật dạy trong kinh, nói những điều lợi cho người lợi cho mình; đừng nói những gì mà lợi cho mình mà không lợi cho người, không nên dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi “tám”, chuyện nghe xong bỏ qua đừng mách lẻo… Nếu lỡ lời có nói sai thì đừng ngại nói một câu sám hối, một lời xin lỗi với họ. Đây là nghĩa cử đẹp, một hành động cao thượng và cũng đúng nghĩa là người Phật tử. Cố gắng cùng người khắc phục những sai phạm mà trong đó có yếu tố lời nói của mình gây ra.

Người trong thế gian vì nuông chiều cái lưỡi mà gặp quá nhiều khổ đau. Vậy người đệ tử của Phật, cần để ý vào lời nói của mình nhiều hơn nữa. Phát huy lời nói chánh ngữ và ái ngữ thì bốn khẩu nghiệp kia không còn, để không gây nên những ác nghiệp và hậu quả trong đời này và nhiều đời sau. Ảnh minh họa.

Người trong thế gian vì nuông chiều cái lưỡi mà gặp quá nhiều khổ đau. Vậy người đệ tử của Phật, cần để ý vào lời nói của mình nhiều hơn nữa. Phát huy lời nói chánh ngữ và ái ngữ thì bốn khẩu nghiệp kia không còn, để không gây nên những ác nghiệp và hậu quả trong đời này và nhiều đời sau. Ảnh minh họa.

Hằng ngày, thường xuyên niệm Phật, trì chú nhiều để khẩu nghiệp của mình giảm bớt. Mở miệng là câu niệm Phật, dù có giật mình nói liệu cũng là câu niệm Phật. Không huân tập thêm những lời nói thị phi để chuốc thêm nhiều tội lỗi. Vào chùa bớt nói chuyện thế gian, nói lặt vặt. Cổ nhân viết: “Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Có nhiều khi, lời nói ác không mang điều xấu đến người ta mà mang điều xấu đến mình. Cổ nhân dạy: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu”. Trong kinh Nhân Quả có dạy, nói điều không đúng, xấu ác, thêm bớt thì quả báo về sau là miệng méo, răng hô, thụt lưỡi, nói ngọng, giọng nói hôi thối ai nghe cũng đều bịt mũi, sợ sệt mùi uế khẩu và đặc biệt trong đời này bị mất uy tín, mọi người không tín nhiệm, người khác khinh chê, bị mang tiếng nhiều chuyện, không ai muốn làm bạn với mình, và không ai muốn tâm sự sẻ chia với mình, khó phát triển trong cuộc sống… Nói lời chánh ngữ, ái ngữ, quả báo về sau là miệng đẹp, giọng nói ngọt ngào, đặc biệt trong đời này được mọi người yêu quý kính trọng, được tín nhiệm, có nhiều uy tín, dễ dàng phát triển.

Trong Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy có ba hạng người.

– Hạng nói như phân: là nói ra điều gì đều gây đau khổ cho người khác, bất hòa và chia rẽ.

– Hạng nói như hoa: là lời nói chân thành không dối gạt.

– Hạng nói như mật: là trước khi nói, người này luôn suy nghĩ kỹ điều nào nên nói, điều nào không nên; có những sự thật nói ra chẳng lợi ích cho ai thì cũng không nói; luôn nói lời ôn hòa, êm dịu và dễ nghe.

Người trong thế gian vì nuông chiều cái lưỡi mà gặp quá nhiều khổ đau. Vậy người đệ tử của Phật, cần để ý vào lời nói của mình nhiều hơn nữa. Phát huy lời nói chánh ngữ và ái ngữ thì bốn khẩu nghiệp kia không còn, để không gây nên những ác nghiệp và hậu quả trong đời này và nhiều đời sau.

Bài viết liên quan

Phản hồi