Khắc ghi 2 nguyên tắc khi tụng kinh niệm Phật để nhận phúc báo đời đời

Dưới đây là 2 nguyên tắc quan trọng khi tụng kinh niệm Phật, quý Phật tử cần ghi nhớ để cuộc đời tránh xa được mọi muộn phiền, hưởng phúc báo sâu dày.

Tâm thanh tịnh, không tán loạn

Có câu nói, miệng niệm Phật nhưng lòng tán loạn thì cũng uổng công vô ích. Cho dù ngoài miệng có chuyên chú tụng kinh niệm Phật nhiều đến đâu, có gọi tên Đức Phật nhiều nhường nào nhưng trong lòng lại tràn đầy những suy nghĩ bậy bạ, thị phi, thì dù có đọc kinh bao nhiêu lần cũng vẫn là kẻ ngu dốt không ngộ được đạo.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy:

Nhược nhơn dục liễu tri

Tam thế nhất thiết phật 

Ưng quán pháp giới tánh

Nhất thiết duy tâm tạo

Nghĩa là: Nếu ta biết tường tận về sự ham muốn, cả ba cõi đều sẽ trở nên chân thật. Khi xem xét bất cứ sự vật sự việc hiện tượng nào, mọi thứ đều tùy thuộc nơi tâm ta.

Người niệm Phật, giờ giờ phút phút phải giữ tâm không tán loạn. Nếu như trong tâm còn có rất nhiều ý nghĩ viển vông, như vậy công sức niệm Phật chẳng bao giờ được chứng thực. Khi đó, dù niệm Phật một đời cuối cùng cũng chẳng thể hết được muộn phiền. Đáng tiếc, đây lại là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

Vạn pháp đều bắt đầu từ tâm, tâm của chúng ta cũng chính là nơi ta tu hành. Tâm loạn, tất cả đều loạn; tâm trống, tất cả đều hóa hư vô.

Khi tụng kinh, niệm Phật, nếu muốn được Thần Phật độ trì thì nhất định phải chăm chỉ, giữ lòng thanh tịnh, không sinh bất kỳ tạp niệm nào.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Bát Nhã Tâm Kinh đã dạy: “Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn”.

Nghĩa là bởi lòng không có điều ngăn ngại, nên không có sợ hãi; không xa lìa các sự xáo trộn và mơ màng, rốt cuộc đến được Niết Bàn.

Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính, chẳng qua là bị các thói quen tham lam, sân si làm trở ngại khiến bản tính lạc lối. Học Phật pháp tu hành chính là để tìm về phần Phật tính thanh tịnh, tự tại đó của chúng ta.

Thành tâm sám hối 

Khi tụng kinh niệm Phật, Đức Phật đề cao và chỉ dạy các Phật tử điều quan trọng đó là thành tâm sám hối. Dù quý Phật tử tụng niệm hay thắp hương bái Phật cũng cần thật lòng sám hối.

Kinh Hoa Nghiêm có viết:

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp.

Giai do vô thủy tham sân si.

Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.

Nhứt thiết ngã kim giai sám hối” .

Chúng sinh từ khi sinh ra đến nay đều trực tiếp hoặc gián tiếp khởi tạo nghiệp, dù ít dù nhiều, tạo thành ác duyên, ác nghiệp.

Khi ác nghiệp tích tụ đủ sẽ trổ quả báo xấu, khiến những phiền não, chướng ngại bủa vây cuộc đời con người. Muốn chuyển hóa ác nghiệp thành thiện nghiệp, không thể xa rời quy luật Nhân quả của đạo Phật, đó là phải tiêu trừ ác duyên.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Khi ta muốn lòng thảnh thơi, nhẹ nhõm, trút bỏ hết những tội lỗi cho tâm hồn thư thái thì ta phải tìm cách tẩy trừ cho hết bụi bặm từ những lỗi lầm mà ta đã gây ra. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ đó được gọi là sám hối.

Thông qua nghi thức sám hối, con người nhận biết các lỗi lầm do bản thân gây ra, ăn năn sửa chữa lỗi lầm đó, hứa sẽ không tái phạm sau này.

Có câu:

Tội tòng tâm khởi tương tâm sám. 

Tâm nhược diệt thời tội diệc vô. 

Tâm vong tội diệt lưỡng câu không. 

Thị tắc danh vi chân sám hối “.

Nghĩa là: Tội xuất phát từ tâm, lấy tâm sám hối. Tâm mà diệt thì tội cũng không còn. Tội vong tâm diệt, cả hai không còn nữa, đó mới chính là thực tâm sám hối.

Con người sống ở đời đã tạo không biết bao nhiêu ác nghiệp. Tất cả đều do cái tâm tham lam, sân hận và si mê. Nó được thể hiện qua ba hình thức: thân hành động, khẩu nói năng, ý suy nghĩ.

Tất cả những tội lỗi đó, những nghiệp bất thiện, những nghiệp ác đó, chúng ta phải biết thành tâm sám hối, quyết tâm chừa bỏ, không dám tái phạm, cố gắng gìn giữ tam nghiệp thân khẩu ý để cho mình được thanh tịnh.

Loan Nguyễn

Bài viết liên quan

Phản hồi