Hạnh phúc không phải chỉ là sự đam mê vào dục lạc

Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức. Một cái nhìn đầy hiểu biết, một nụ cười bao dung, một câu nói thương yêu, một bữa cơm quây quần trong đầm ấm và tỉnh thức… đó là hạnh phúc trong hiện tại.

Dục lạc có thể cho người một ảo tưởng về hạnh phúc, và thật sự chỉ là khổ đau. Ví dụ một người bị bệnh hủi, bị bắt vào sống biệt lập ở trong rừng. Người này luôn luôn cảm thấy ngứa ngáy xốn xang rất khó chịu. Ông ta đào một cái hố, chất cành khô và những góc cây mục xuống hố và đốt cháy cho đến khi hố đầy than hồng. Rồi ông ta đứng bên cạnh hố, đưa mình mẩy tay chân lên trên hố than để hứng lấy cái nóng của than củi đang cháy. Trong khi làm như thế ông ta thấy rất đã ngứa và cảm thấy bớt khổ. Ngày nào không được hơ mình trên hố than rừng này, ông ta rất lấy làm đau khổ. May mắn cho ông ta, mấy năm sau bệnh hủi của ông ta được chữa lành. Ông trở về sống đời sống bình thường trong thôn xóm. Một hôm ông ta vào rừng thấy mấy người có bệnh hủi đang đưa mình mẩy của họ hơ trên hố than rừng của họ. Ông thấy thương xót họ vô cùng. Hố than rừng nóng quá, tới gần ông chịu không nổi. Nếu có ai tới trì kéo ông, bắt ông tới gần hố than để đưa mình mẩy hơ lên trên than lửa, ông sẽ la tru tréo lên và phản đối kịch liệt. Cái mà ngày xưa ông cho là làm ông sung sướng, bây giờ đã trở thành một mối khổ đau của ông. Bụt nói: dục lạc cũng chỉ là một hố than rừng. Chỉ có người bệnh mới thấy dục lạc là vui. Những người lành mạnh đều phải xa lánh hố than của dục lạc.

Nếu đam mê dục lạc không phải là hạnh phúc thì cái gì là hạnh phúc? Bụt dạy: sống thư thái, dự do, tiếp xúc được với những mầu nhiệm của cuộc sống tức là có hạnh phúc; ý thức được những gì xảy ra trong giờ phút hiện tại, không tham đắm vào bất cứ điều gì mà cũng không ghét bỏ bất cứ một điều chi.

Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức.

Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức.

Người có hạnh phúc biết quý những gì mầu nhiệm đang xảy ra trong hiện tại: một làn gió mát, một buổi sáng đẹp trời, một bông hoa vàng, một cây trúc tiếp, một nụ cười của trẻ thơ, một bữa cơm ngon. Người có hạnh phúc biết hưởng những thứ ấy nhưng không bị ràng buộc vào những thứ ấy. Thấy được mọi thứ là vô thường và vô ngã, người ấy không nhận thức mọi thứ như những gì có thường và có ngã, do đó người ấy không bị ràng buộc bởi chúng, không bị tham đắm vào chúng. Không bị ràng buộc, không tham đắm, người ấy sống thảnh thơi, không lo âu, không sợ hãi. Biết rằng một bông hoa có thể sớm nở tối tàn, người ấy thấy được tự tính sinh diệt vô thường của các pháp cho nên không vì sự sinh diệt của vạn pháp mà sầu khổ và lo âu. Cũng vì thấy nên hạnh phúc của người ấy là hạnh phúc chân thật. Người ấy không lo âu và sợ hãi về sự sinh diệt của chình mình.

Có người cho rằng muốn có hạnh phúc trong tương lai thì phải chịu khổ đau trong hiện tại, vì vậy họ hy sinh hiện tại bằng cách chịu khổ cực, về tâm não cũng như về thể xác, để mua lấy hạnh phúc trong tương lai. Bụt dạy rằng sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, hy sinh hiện tại là phế bỏ sự sống.

Bằng cái nhìn, bằng lời nói, bằng nụ cười, bằng những cử chỉ săn sóc nhỏ, ta tạo hạnh phúc cho ta và cho mọi người ngay trong giờ phút hiện tại. Hạnh phúc này không cần đến giàu sang và danh vọng.

Bằng cái nhìn, bằng lời nói, bằng nụ cười, bằng những cử chỉ săn sóc nhỏ, ta tạo hạnh phúc cho ta và cho mọi người ngay trong giờ phút hiện tại. Hạnh phúc này không cần đến giàu sang và danh vọng.

Có người cho rằng đời sống quá ngắn ngủi, không nên nghĩ tới tương lai, phải tận lực hưởng thụ những thú vui dục lạc ngay trong giờ phút hiện tại. Bụt dạy rằng tham đắm vào dục lạc như thế cũng giống như nướng mình trên hố than rừng, hành động này đem lại khổ đau ngay trong hiện tại và cho cả tương lai.

Phép sống khôn ngoan nhất là phép sống đem lại hạnh phúc trong hiện tại mà cũng đem lại hạnh phúc trong tương lai.

Sống đời sống phạm hạnh, người khất sĩ (người tu) thấy được niềm vui và hạnh phúc trong từng giây phút của cuộc sống hằng ngày. Nếu sống đời sống phạm hạnh mà thấy khổ đau, ép buộc, thiếu tự do, đó là đã không sống đúng theo tinh thần chánh pháp. Nhìn vào một vị khất sĩ sống đời sống phạm hạnh, người ta phải thấy sự có mặt của sự thoải mái, sự thong dong và niềm an lạc. Nếp sống này đem lại hạnh phúc trong hiện tại mà chắc chắn cũng đem lại hạnh phúc trong tương lai.

Nuôi dưỡng sự tỉnh thức trong hiện tại, ta sẽ tránh không gây đau khổ cho ta và cho những người sống xung quanh ta và bên cạnh ta.

Nuôi dưỡng sự tỉnh thức trong hiện tại, ta sẽ tránh không gây đau khổ cho ta và cho những người sống xung quanh ta và bên cạnh ta.

Người cư sĩ (người tu tại gia) sống ở thành thị và trong xóm làng cũng có thể theo nguyên tắc ấy của chánh pháp mà làm cho đời sống càng ngày càng có thêm hạnh phúc. Trước hết là đừng vì ước muốn làm giàu mà chúi đầu vào công việc, bỏ mất cơ hội tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình trong giờ phút hiện tại. Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức. Một cái nhìn đầy hiểu biết, một nụ cười bao dung, một câu nói thương yêu, một bữa cơm quây quần trong đầm ấm và tỉnh thức… đó là hạnh phúc trong hiện tại. Nuôi dưỡng sự tỉnh thức trong hiện tại, ta sẽ tránh không gây đau khổ cho ta và cho những người sống xung quanh ta và bên cạnh ta. Bằng cái nhìn, bằng lời nói, bằng nụ cười, bằng những cử chỉ săn sóc nhỏ, ta tạo hạnh phúc cho ta và cho mọi người ngay trong giờ phút hiện tại. Hạnh phúc này không cần đến giàu sang và danh vọng.

Trích từ sách Đường Xưa Mây Trắng

Bài viết liên quan

Phản hồi