Hà Nội: Lễ trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021-2022

PGĐS- Tối ngày 29/10/2022, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021-2022 tại Nhà hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội; Đây là sự kiện đầy ý nghĩa nhằm tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc tham gia tuyên truyền về sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và MTTQ Việt Nam, góp phần cổ vũ, động viên các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo.

Tham dự Lễ trao giải có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải; ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; bà Hà Thị Khiết, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký  UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam; các các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các vị trong Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các tác giả nhóm tác giả có tác phẩm báo chí được vinh danh tại lễ trao giải.

 

Theo dòng lịch sử trải qua gần 20 năm tổ chức, Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” luôn được các cơ quan báo chí và phóng viên trên cả nước tích cực tham dự với số lượng tác phẩm tham dự năm sau nhiều hơn năm trước.

Tiếp tục phát huy những thành công của 14 lần tổ chức, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021 – 2022. Sau 2 năm triển khai, tính đến hết ngày 20/9/2022, Ban Tổ chức Giải đã nhận được 2.090 tác phẩm dự thi hợp lệ của 5 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí của trên 100 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.

Theo như Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc lần thứ XV” cho biết, từ 2.090 tác phẩm dự thi, Hội đồng sơ khảo Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc” đã lựa chọn 115 tác phẩm ở 5 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí để đưa vào vòng Chung khảo. Trên tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm và công tâm, Hội đồng Chung khảo đã thảo luận, thống nhất lựa chọn và đề xuất Ban Chỉ đạo quyết định trao giải cho 80 tác phẩm xuất sắc, gồm:

GIẢI A (5 tác phẩm)

  1. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Ánh sáng ở vùng cao; Tác giả: Alăng Ngước; Đăng trên Báo Quảng Nam.
  2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Hành trình đưa người lạc lối trở về; Nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Hòa, Đặng Thu Hà; Đăng trên Báo Quân đội Nhân dân.
  3. Tác phẩm: Vượt qua cơn binh lửa; Nhóm tác giả: Nguyễn Vũ Duy, Nguyễn Thị Thu Hòa, Bùi Nguyễn Quang Dũng, Vũ Hải Đăng; Phát sóng trên VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.
  4. Tác phẩm: Kiều bào và hải trình đến Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2022; Nhóm tác giả: Phan Đình Việt Anh, Trần Thị Thu Hà, Mai Việt Nam, Vũ Quốc Dũng, Nguyễn Lan Giang; Phát sóng trên VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.
  5. Tác phẩm: Phóng sự ảnh: Người đồng hành qua bóng tối; Nhóm tác giả: Trần Hải, Trần Thanh Giang, Ngọc Hoan; Đăng trên Báo Nhân dân điện tử.

GIẢI B (14 tác phẩm)

  1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Chung một dòng sông; Tác giả: Vĩnh Hoàng; Đăng trên Báo Gia Lai.
  2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Ngăn chặn nạn mua bán người – Giải cứu những phận đời cùng cực; Nhóm tác giả: Thu Hòa, Minh Hiền, Xuân Mai; Đăng trên Báo Công an Nhân dân.
  3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: “Nghị quyết lòng dân” ở biên giới Kon Tum; Nhóm tác giả: Lệ Giang, Thái Nga; Đăng trên Báo Biên phòng.
  4. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Những điều giản dị nhưng thấm đẫm giá trị trong “ngôi nhà trí tuệ”; Nhóm tác giả; Dạ Yến, Hạnh Nguyên, Hà Vy, Anh Ngọc, Nghĩa Văn; Đăng trên Báo Đại đoàn kết.
  5. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Đoàn kết, đồng lòng chiến thắng đại dịch; Tác giả: Lương Thị Vân Anh; Đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam.
  6. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Cần phát huy vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt; Nhóm tác giả: Trần Hồng Quỳnh, Hoàng Thị Phương Liên, Lý Thị Thu, Đỗ Thị Thương Huyền, Lê Thị Phương Nam; Đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  7. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Xây dựng niềm tin tôn giáo đúng đắn cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tác giả: Bích Nguyên; Đăng trên Báo Biên phòng điện tử.
  8. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Đi về phía tâm dịch – Bắc, Trung, Nam cùng chung chí hướng; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng, Võ Thành Đô; Đăng trên Báo Lao động điện tử.
  9. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Lá vàng trong mắt; Tác giả: Hoàng Văn Nghiệp; Phát sóng trên VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.
  10. Tác phẩm: A Tú – Người gieo hạt giống đoàn kết; Nhóm tác giả: Cầm Thị Hoài Thu, Phan Hương Giang, Phạm Nguyễn Sơn Tùng; Phát sóng trên VOV4, Đài Tiếng nói Việt Nam.
  11. Tác phẩm: Phim tài liệu: Như cánh chim không mỏi; Nhóm tác giả: Xuân Hòa, Quang Huy, Ngọc Anh, Hạnh Bùi, Đỗ Quyên, Hoàng Thông; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk.
  12. Tác phẩm: Phim tài liệu: Hóa giải; Nhóm tác giả: Sĩ Chung, Vũ Hải Hạ, Vũ Anh Nhất, Đỗ Trung Quân; Phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam.
  13. Tác phẩm: Lá chắn bình yên; Nhóm tác giả: Tô Huy Tuấn, Nguyễn Nam Hà, Cao Mai Anh, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Trọng Kiên, Bùi Lê Khải; Phát sóng trên Truyền hình Công an Nhân dân.
  14. Tác phẩm: Phóng sự ảnh: Nghĩa tình sau lũ dữ ở Trà Leng; Tác giả: Nguyễn Văn Chung; Đăng trên Báo Quân đội Nhân dân điện tử.

 

 

GIẢI C ( 29 tác phẩm )

  1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Nâng “chất” cán bộ Mặt trận; Nhóm tác giả: Mai Thị Luyến, Phạm Hồng Mạnh; Đăng trên Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
  2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Chuyện tử tế; Tác giả: Trần Văn Hiếu; Đăng trên Báo Điện tử Phụ nữ Việt Nam.
  3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Người mang họ Hồ; Tác giả: Nguyễn Phúc; Đăng trên Báo Thanh niên điện tử.
  4. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Cảng biển căng mình chống dịch từ những con tàu; Nhóm tác giả: Ngọc Thanh, Hồng Vân, Bích Ngọc, Đức Duy; Đăng trên Báo Nhân dân điện tử.
  5. Tác phẩm: Loạt 2 phần: Giữa lằn ranh sinh tử; Nhóm tác giả: Trần Lê Dung, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Ngọc Dung; Phát sóng trên Phát thanh Công an Nhân dân.
  6. Tác phẩm: Loạt 2 kỳ: Giữ lửa phong trào bóng đá nữ; Tác giả: Phan Hoàng Lĩnh; Phát sóng trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Tác phẩm: Những nhịp cầu gắn kết; Nhóm tác giả: Bảo Ngọc, Trường Vũ, Thanh Hảo; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp.
  8. Tác phẩm: Nghị quyết lúc nửa đêm; Nhóm tác giả: Giang Nam, Thanh Lịch; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Bắc Giang.
  9. Tác phẩm: Tiếng gọi trên đỉnh Phiêng Pẻn; Nhóm tác giả: Hoài Phương, Sơn Tùng, Thanh Tùng, Bích Thuần; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Cao Bằng.
  10. Tác phẩm: Bí thư Tỉnh ủy; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang, Đặng Phương Liên, Hồ Như Ý, Nguyễn Ngọc Duy, Đinh Văn Hạnh, Vũ Quốc Hùng, Đặng Quang Long; Phát sóng trên Kênh VTC16, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
  11. Tác phẩm: Cuộc chiến giữa hai niềm tin; Nhóm tác giả: Nguyễn Hoài Nam, Thanh Thủy, Hồ Quỳnh, Thùy Linh, Linh Phương, Hữu Phụng, Toàn Hưng; Phát sóng trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
  12. Tác phẩm: Yên Bái xây dựng “tỉnh hạnh phúc”; Tác giả: Phan Liên; Phát sóng trên Truyền hình Nhân dân.
  13. Tác phẩm: Phim tài liệu 2 tập: Sáng mãi một tình yêu; Nhóm tác giả: Nguyễn Như Vũ, Nguyễn Như Nam, Vũ Lệ Mỹ; Phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam.
  14. Tác phẩm: Sức mạnh niềm tin; Nhóm tác giả: Vân Anh, Thế Mạnh, Thanh Giang, Từ Hải, Hồng Phượng; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Hà Tĩnh.
  15. Tác phẩm: Chùm ảnh: Những chàng trai, cô gái dân tộc thiểu số làm rạng danh thể thao Việt Nam; Nhóm tác giả: Huy Hùng, Minh Quyết, Minh Đức, Quốc Khánh, Trọng Đạt; Đăng trên Báo điện tử Vietnamplus.

 

 

 

GIẢI KHUYẾN KHÍCH ( 32 tác phẩm )

  1. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Tiên phong chống dịch – Bản lĩnh hữu hình trước kẻ thù vô hình; Nhóm tác giả: Hồ Lĩnh, Đức Cương, Ngọc Thăng, Mạnh Hùng, Hoàng Thái; Đăng trên Báo Quân khu 4 điện tử.
  2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Quan tâm phát triển Đảng trong vùng đồng bào tôn giáo; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thảo, Mai Lương Giáp; Đăng trên Báo Điện Biên Phủ điện tử.
  3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Nghĩa tình kết nối hai bờ biên giới; Nhóm tác giả: Hạnh Quỳnh, Thu Phương; Đăng trên Báo Tin tức điện tử, Thông tấn xã Việt Nam.
  4. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Ngoại giao vaccine – Hơn cả bài học về ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh; Nhóm tác giả: Hùng Cường, Hoàng Lê, Kiều Anh, Thùy Linh; Đăng trên Báo Điện tử VOV, Đài Tiếng nói Việt Nam.
  5. Tác phẩm: 3 với 3 là 9; Nhóm tác giả: Ánh Nguyệt, Lầu Hải, Hồng Ánh; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Cao Bằng.
  6. Tác phẩm: Cho đi là còn mãi; Nhóm tác giả: Lê Minh Hải, Nguyễn Thị Trúc Linh; Phát sóng trên Đài PT-TH Cần Thơ.
  7. Tác phẩm: Đừng để bản sắc văn hóa trở thành gánh nặng kinh tế; Nhóm tác giả: Triệu Thuần, Thanh Nga, Xuân Hoan, Triệu Tuấn, Tố Như, Xuân Lương, Việt Hưng; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Thái Nguyên.
  8. Tác phẩm: Tình quân dân cuối đất; Nhóm tác giả: Hữu Nghị, Ngọc Hiền, Việt Triều, Mỹ Tho; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Cà Mau.
  9. Tác phẩm: Tái diễn thủ đoạn phao tin Covid-19 để chống phá Nhà nước – Thủ đoạn “mượn gió bẻ măng”; Nhóm tác giả: Khánh Hiền, Hoàng Nam, Danh Bắc, Minh Tú; Phát sóng trên Truyền hình Công an Nhân dân.
  10. Tác phẩm: Loạt phóng sự: Bắc Giang thành công khôi phục sản xuất ngay trong tâm dịch; Nhóm tác giả: Giang Nam, Hồng Thơm, Anh Hoàng; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Bắc Giang.
  11. Tác phẩm: “Hải đăng” trên đất Sóc Trăng; Tác giả: Nguyễn Thị Đoan Trang; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Sóc Trăng.
  12. Tác phẩm: Người Trưởng ban Công tác Mặt trận đặc biệt ở xã Quân Hà; Nhóm tác giả: Chinh Lan, Văn Thọ, Trương Thu; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Bắc Kạn.
  13. Tác phẩm: Nghĩa đồng bào; Nhóm tác giả: Phan Thị Thu Vân, Hồ Sinh; Phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh Quảng Ngãi.
  14. Tác phẩm: Phóng sự ảnh: Tìm đồng đội ở xứ người; Tác giả: Phạm Gia Khánh; Đăng trên Báo An Giang điện tử.
  15. Tác phẩm: Phóng sự ảnh: “Già làng 8X” xóa khoảng tối đưa người Dao thoát nghèo; Tác giả: Phạm Vũ Hưng; Đăng trên Báo Dân Việt điện tử.
  16. Tác phẩm: Phóng sự ảnh: Vượt khó “4 cùng” bám biên, giữ đất; Tác giả: Đào Dâng Triều; Đăng trên Báo Quân khu 2 điện tử.

Các tác phẩm đoạt giải năm nay là những tác phẩm ấn tượng, nổi bật bởi những phát hiện, ý tưởng có giá trị truyền tải tới xã hội, cộng đồng những thông điệp mang tính xây dựng cao, bám sát thực tiễn, có tính thời sự, mang hơi thở cuộc sống, như: phòng, chống dịch Covid-19; chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; đổi mới sáng tạo,  phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh; những cách làm sáng tạo đưa Nghị quyết của đảng vào cuộc sống; những tấm gương tiêu biểu trong cộng đồng… Từ đó góp phần cổ vũ và phát huy tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo trong nhân dân, vì mục tiêu chung xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong đó phải kể đến, các tác phẩm báo in, báo điện tử được nhiều hội viên của chi hội báo tích cực tham gia như: Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Biên phòng, Báo Công an Nhân dân, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Báo Đại đoàn kết, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Quảng Nam, Báo Gia Lai… Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu và chất lượng như các tác phẩm: Ánh sáng ở vùng cao – Báo Quảng Nam; Hành trình đưa người lạc lối trở về – Báo Quân đội Nhân dân; Chung một dòng sông – Báo Gia Lai; Ngăn chặn nạn mua bán người – Giải cứu những phận đời cùng cực – Báo Công an Nhân dân; “Nghị quyết lòng dân” ở biên giới Kon Tum – Báo Biên Phòng ; “Đoàn kết, đồng lòng chiến thắng đại dịch” – Báo Pháp luật Việt Nam; Những điều giản dị nhưng thấm đẫm giá trị trong “ngôi nhà trí tuệ” – Báo Đại đoàn kết; Đi về phía tâm dịch – Bắc, Trung, Nam cùng chung chí hướng – Báo Lao động;…

Đối với các tác phẩm phát thanh, truyền hình:

Các tác phẩm phát thanh cũng được đầu tư công phu thông qua việc tìm tòi các  nhân vật, vấn đề và phản ánh sâu đậm rõ nét các vấn đề nêu ra. Phần lớn các tác phẩm nêu những gương điển hình về sự hy sinh, cống hiến tận tâm tận lực cho công đồng. Về hình thức thể hiện, với những kịch bản vừa chặt chẽ, logic vừa có tính sáng tạo lại vừa mang đậm những đặc điểm của nghề phát thanh, các tác phẩm được thể hiện như những câu chuyện đã và đang diễn ra trước thính giả, độc giả và có sức hấp dẫn lôi cuốn đến khi kết thúc câu chuyện như: Vượt qua cơn binh lửa – Đài Tiếng nói Việt Nam; A Tú – Người gieo hạt giống đoàn kết – Đài Tiếng nói Việt Nam;…

Nhiều tác phẩm tham gia lần này có đầu tư về chất lượng nội dung cũng như hình ảnh. Nhiều chủ đề mang tính thời sự cao như: Kiều bào và hải trình đến Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2022 – Đài Truyền hình Việt Nam; Như cánh chim không mỏi – Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Đắc Lắk; Lá chắn bình yên – Truyền hình Công an Nhân dân;…

Đối với công tác chấm thi và lựa chọn tác phẩm:

Việc tổ chức chấm bài dự thi, Ban Tổ chức cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Đại Đoàn Kết để hoàn tất các bước chuẩn bị cuối cùng để Lễ trao giải diễn ra chu đáo, an toàn, tiết kiệm. Việc tổ chức thành công buổi Lễ trao giải không chỉ tôn vinh, cổ vũ, động viên các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo mà thông qua việc tổ chức thành công giải sẽ lan tỏa, phát huy tốt hơn nữa vai trò của báo chí tham gia tuyên truyền về sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp.

Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam – Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2022).

Đánh giá về chất lượng các tác phẩm tham dự Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần XV, năm 2021-2022, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Chung khảo khẳng định, qua mỗi kỳ tổ chức số lượng các đơn vị tham gia ngày một đông đảo hơn. Các tác phẩm dự thi ở các thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình đều có chất lượng nâng lên đáng kể. qua thành công của mùa Giải năm nay, trong những lần tổ chức tiếp theo, càng ngày số lượng bài tham dự Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” sẽ càng nhiều hơn, có chất lượng cao hơn để lựa chọn được những tác phẩm xứng đáng trao giải, qua đó truyền tải, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc đến mỗi người dân Việt Nam.

Nhấn mạnh tới vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu, Chủ tịch Hội đồng chung khảo Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021-2022, khẳng định trong những năm qua, với tiếng nói chân tình, sâu sắc và trách nhiệm báo chí đã là người bạn đồng hành của MTTQ trong nhiệm vụ củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

“Đặc biệt, trong thời điểm cả nước tay trong tay chống chịu với thiên tai, dịch bệnh, thông qua những tác phẩm báo chí, chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, về sự đồng tâm, hiệp lực khi “Ý Đảng hợp với lòng dân”, về giá trị sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Cũng từ đó, thông điệp của tình đoàn kết, yêu thương, lòng nhân ái, truyền thống yêu nước, tình nghĩa đồng bào đã được phát huy, khơi dậy mạnh mẽ để cả đất nước tiếp tục vững bước vượt qua những khó khăn thử thách.” Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu chia sẻ.

Lễ trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV khép lại cũng mở đầu cho hàng loạt hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022).

Nguồn: UB MTTQ Việt Nam

Bài viết liên quan

Phản hồi