Hà Nội: Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư tổ chức toạ đàm khoa học: “Giáo dục – đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo – Nhận diện và phát triển”
PGĐS – Thực hiện chương trình Phật sự năm 2023, chiều nay, 02-12, Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đã tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Giáo dục – đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo – Nhận diện và phát triển”. Tọa đàm diễn ra trong hai ngày 02 và 03 – 12, nhận được trên phát biểu của chư tôn đức, các học giả, các nhà khoa học. Tọa đàm nhằm làm rõ thực trạng giáo dục – đào tạo đại học và sau đại học Phật giáo hiện nay, đưa ra định hướng thống nhất khung chương trình cho các hệ này.
Tham dự tọa đàm có nhị vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hoà thượng, Tiến sĩ Đào Như (kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer); Hoà thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Quyết (kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội); Thượng toạ Thích Thanh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH; chư tôn đức Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TƯ; đại diện Hội đồng Điều hành 4 Học viện Phật giáo trong cả nước…
Đại diện các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham dự tọa đàm có: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam); Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); Giáo sư Lương Gia Tĩnh, ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội…
Hoà thượng Thích Thanh Quyết thay mặt ban tổ chức phát biểu khai mạc, nhấn mạnh trình bày quá trình khởi nguồn và phát triển của giáo dục Phật giáo đại học và sau đại học tại Việt Nam cũng như một số thành tựu và hạn chế trong giáo dục Phật giáo; Thượng toạ Thích Viên Trí đọc báo cáo đề dẫn tọa đàm. Đề dẫn nêu một số nhóm vấn đề chính cần thảo luận, xin ý kiến của chư tôn đức và các nhà nghiên cứu: Xây dựng mục tiêu, mục đích đào tạo giáo dục Phật học là Giới-Định-Tuệ trong cuộc sống hiện nay; thống nhất lại hệ thống môn học, tín chỉ, học phần khối lượng môn học thời lượng nội dung nội và ngoại điển; đi đến thống nhất tiến trình trong việc trao đổi liên kết giữa các học viện; mở hướng giáo dục Phật học các cấp tiến sĩ, thạc sĩ cho tu sĩ và cư sĩ Phật tử.
Tiếp đó, tọa đàm đã được nghe phát biểu tham luận của: Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại TP.HCM; Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nguyên Đạt, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TT.Huế; Giáo sư Lương Gia Tĩnh, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội; Hoà thượng, Tiến sĩ Danh Lung, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Hoà thượng, Tiến sĩ Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội; Thượng toạ Thích Đồng Thành, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TT.Huế … Các phát biểu đã làm rõ thực trạng khung chương trình đào tạo hệ Đại học và Sau Đại học Phật giáo hiện nay, nhằm đi tới chuẩn khung chương trình chung áp dụng cho hệ thống giáo dục Phật giáo cấp Đại học trong toàn quốc.
Phát biểu tại tọa đàm, giáo sư Lê Mạnh Thát chia sẻ: “Phật giáo luôn gắn liền với dân tộc. Giá trị của giáo dục Phật giáo phải đồng hành cùng dân tộc. Trong quá khứ, có những giai đoạn, thời kỳ giáo dục Phật giáo trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng, chuyển hóa giá trị giáo lý tốt đẹp, có khoảng thời gian dài phải vật lộn đấu tranh với quá trình xâm lược của các quốc gia thù địch nên nền giáo dục Phật giáo bị mai một, bị đứt đoạn trong tiến trình lịch sử Phật giáo. Nhận định điều đó, Giáo dục Phật giáo đã chuyển hệ thống giáo dục từ nhà chùa vào nhà trường, từ nhà chùa vào nhà nước, cần phải hội nhập vào xã hội, nhà nước quốc dân rồi hướng tới Quốc tế”.
Phát biểu đúc kết phiên tọa đàm thứ nhất, Hòa thượng Thích Thanh Quyết ghi nhận các ý kiến phát biểu của chư tôn đức và khẳng định các ý kiến đóng góp hôm nay sẽ là nền tảng điều chỉnh một số nội dung trong công tác giáo dục Phật giáo hướng đến sự hoàn thiện, thống nhất và chất lượng.
Phát biểu đúc kết phiên tọa đàm thứ nhất, Hòa thượng Thích Thanh Quyết ghi nhận các ý kiến phát biểu của chư tôn đức và điều chỉnh một số nội dung.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Ban Truyền thông Học viện
Phản hồi