Đồng Nai: Thabarwa Phước Sơn giao lưu Tăng thân Quốc Tế Trung Tâm Phật học Ứng Dụng trong thời gian hướng về Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc

PGĐS – Chiều ngày 5/5/2025 (nhằm ngày 8/4/Ất Tỵ), tại giảng đường chính Trung Tâm Thabarwa Phước Sơn đã diễn ra buổi gặp mặt Tăng thân Quốc Tế Srilanka, Đài Loan, Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam trong dịp quý Ngài lãnh đạo Phật giáo các nước về tham dự Đại lễ Vesak 2025.:
Tham dự buổi gặp mặt có khoảng 100 chư Tăng Ni Cư sĩ Tăng đoàn Thbarwa dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara. Ngài trưởng lão Wi Raw Sana, thành viên Hội đồng Quản lý Tăng già Cấp Cao của Phật giáo Myanmar, Ngài được Chính Phủ Myanmar 7 lần tặng danh hiệu/ học vị cao quý. Và đông đảo Tăng Ni Cư sĩ Việt Nam có mặt giao lưu.
Về phía Tăng đoàn/ Tập đoàn Phúc Trí Đài Loan có: 1- Hòa thượng Như Tịnh, Trụ trì Tăng đoàn Phúc Trí. 2- Pháp sư Như Đắc, Hiệu trưởng Học viện Phật học Phúc Trí. 3- Pháp sư Duyên Bảo, Viện trưởng Giáo dục Tăng đoàn Phúc Trí. 4- Pháp sư Tánh Mẫn, Giảng sư hướng dẫn lớp Việt Thăng Phúc Trí. 5- Pháp sư Tánh Ỷ, Thư ký trụ trì Tăng đoàn Phúc Trí. 6- Quách Cơ Thụy, Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Văn hóa Phúc Trí. 7- Vương Diệu Đức, Phó Hội trưởng Hội Thúc đẩy Toàn cầu ASEAN Việt Thăng. 8- Đinh Thu Hà, Tổng thư ký Hội Thúc đẩy Toàn cầu ASEAN Việt Thăng.
Về phía Tăng đoàn Srilank có 5 chư Tăng, dưới sự dẫn đoàn của Ngài Phó giáo sư Tiến sĩ Paramananda – Viện từ điển Phật học cao cấp Srilanka.
Về phía Tăng đoàn Ấn Độ có Sư Tiến sĩ Ratana – Bậc Xiển Dương Chánh Pháp (Saddhamma Jotikadhja); Tiến sỹ Di sản Phật giáo tại Bangladesh, Ban Nghiên cứu Tây Tạng (Nava Nalanda Mahaviha), Đại học Deemed, Bộ Văn hóa, Chính phủ Ấn Độ. Danh hiệu: Saddhammajotikadhaja (Người thắp đuốc diệu pháp), do Bộ Tôn giáo Myanmar tấn phong; Trụ trì Chùa Trung Quốc Nalanda, Bihar, Ấn Độ; Quản lý Chùa Trung Hoa Nalanda, Bihar, Ấn Độ; Thư ký Trung tâm Thiền Veluwan, Silao, Nalanda, Bihar, Ấn Độ; Thành viên & Thành viên Ban Quản Trị Chùa RamanyaBhumi, BodhGaya, Bihar, Ấn Độ; Giám đốc & Thành viên Ban Quản Trị Trung tâm Thiền Mrauk-OO, BodhGaya, Bihar, Ấn Độ; Thành viên & Thành viên Ban Quản Trị Chùa Campuchia, Bodhgaya, Bihar, Ấn Độ; Thành viên Ban Quản Trị của Chùa Mahaprajapati Gautami ở Bodhgaya và Vaishali, Bihar, India; Thành viên của Di sản xã hội, Patna, Bihar, Ấn Độ; Thư ký thành viên tại Tu viện Phật giáo Sri Lanka, Nalanda , Bihar, Ấn Độ.
Về phía đại diện Tăng đoàn Việt Nam có TT Thích Minh Thuận – Ủy Viên Hội Đồng Trị Sự, Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Trưởng Phân Ban Hoằng Pháp Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị Sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ; Phó giám đốc Trung Tâm Phật học Ứng Dụng. Và Sư Phước Khoa – quản lý Trung Tâm Thabarwa Phước Sơn – phụ trách Trung Tâm Phật học Ứng dụng tại khu vực tỉnh Đồng Nai. Cùng Sư Pháp Đỉnh, Cô Tu nữ Ngọc Dung, Cư sĩ Trần Châm, Cư sĩ Lâm Bội Linh, Cư sĩ Nguyễn Đoàn Kim Sơn… phụ trách các đầu phân ban Trung Tâm Phật học Ứng dụng Việt Nam và Quốc Tế dưới sự chứng minh điều hành của Ngài Trưởng lão Hòa Thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị sự TW GHPGVN.
Về phía Tăng đoàn Thabarwa có Thiền sư Ottamathara “Bậc đại thiện trí cao thượng giảng dạy Pháp thông suốt”, “Bậc đại thiện trí cao thượng từ thiện xã hội” (Qũy Hope Charity Myanmar Foundation kính tặng danh hiệu). Bậc “Kammaṭṭhānācariya Saddhamajotika Lokatthacariya Ashin Ottamathera – Hoà Thượng Trưởng Lão Cao Quý Có Nhiều Đóng Góp Cho Phật Giáo Thời Hiện Đại trong tinh thần: Yêu Chuộng Hoà Bình, Bất Hại; Phúc Lợi Xã Hội; Lục Hoà Tăng Đoàn; Chánh Niệm Xả Ly”, do Ngài Trưởng Lão Hoà Thượng Tăng Thống dòng thứ Nhất SriLanka, Thibbatuwawe Sri Siddhartha Sumangala, Mahanayaka Tông phái Malwatta dòng Siyam Nikaya trao tặng với sự chứng minh của 13 quý Hoà thượng Trưởng lão trong Hội đồng Quản lý Tăng già Tích Lan.
Với việc hướng đến cộng tu lục hòa Tăng đoàn Quốc Tế; tôn trọng các Pháp tu và các truyền thống hệ phái; hướng đến áp dụng đúng lời Phật vào cuộc sống; chú trọng Pháp Hành; phổ quát Phật giáo lan tỏa đến mọi đối tượng để có cái nhìn chánh kiến; phát huy sức mạnh nội lực cá nhân và sức mạnh đại chúng; hưng thịnh Phật giáo Việt Nam cùng Phật giáo Quốc Tế; lan tỏa thông điệp Phật giáo vì hòa bình;… buổi gặp mặt đã diễn ra với sự kí kết trên 6 nội dung căn bản với sự tự nguyện của các đại diện.\
1)Mục đích: nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác giáo dục Phật pháp lâu dài, có kế hoạch giữa các bên; tăng cường sự giao lưu trong học tập, tu hành và văn hóa Phật giáo giữa các quốc gia, hướng đến sự đồng hành và phát triển cùng lợi lạc.
2)Nội dung hợp tác: Trao đổi nhân sự, Tăng đoàn/ Tập đoàn Phúc Trí đồng ý tiếp nhận hằng năm các học viên, giáo viên, cán bộ do Trung Tâm Phật học ứng dụng giới thiệu sang học tập, tham quan hoặc đào tạo ngắn hạn tại Học viện Phật giáo Phúc Trí. Thỉnh chư Tăng Ni và giảng viên sang giao lưu hoằng pháp, tu học, giảng dạy các lĩnh vực trong Tam Tạng kinh điển đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và chư Thánh Tăng để lại có truyền thừa rõ ràng; mở các khóa tu ngắn hạn.
Về mặt hợp tác tổ chức hoạt động: các đầu phụ trách của Trung Tâm Phật học ứng dụng trong và ngoài nước nối kết cùng lên kế hoạch và tham gia các hoạt động giáo dục, như tại Đài Loan, tham gia: Trại doanh nhân, Trại giáo viên, Trại sinh viên đại học,… mời đại biểu Việt Nam tham dự. Tại Việt Nam: Các khóa học Quảng Luận, khóa Phật pháp ứng dụng, khóa tập huấn giáo thọ… mời chư Tăng Ni và giáo thọ Đài Loan tham gia giảng dạy. Tại Myanmar: Các lớp Thiền Vipassana, các khóa Phật pháp ứng dụng, trao đổi khoa học học thuật giữa giáo thọ… mời chư Tăng Ni và giáo thọ Đài Loan tham gia hoằng Pháp.
Về phương diện chuyển giao kĩ thuật giáo dục: các bên có thể trao đổi tài liệu giảng dạy, ghi âm – ghi hình các khóa học, tài liệu dịch thuật, khuyến khích hợp tác dạy học trực tuyến và hướng dẫn từ xa để mở rộng phạm vi lợi ích
3) Phương thức thực hiện: Đại diện Trung Tâm chỉ định nhân lực liên hệ và đơn vị phụ trách để điều phối và triển khai các nội dung cộng tu; các hoạt động và chương trình cụ thể sẽ được xem xét thông qua các kế hoạch thực hiện hằng năm hoặc các chuyên đề, tọa đàm, hội thảo; trao đổi nhân sự đảm bảo tuân thủ pháp luật, phong tục, tập quán và đảm bảo an toàn, tôn trọng lẫn nhau giữa quy định quản lý công dân của các nước.
4) Tài chính và chia sẻ nguồn lực: các bên sẽ cùng trao đổi, hỗ trợ chi phí cho từng hoạt động cụ thể; trong trường hợp cần thiết, có thể cùng nhau tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức Phi chính phủ vì hòa bình.
5) Những thay đổi nếu có: với mục tiêu 3 năm là giai đoạn đầu, có thể tiếp tục hợp tác với các kế hoạch trao đổi trước 6 tháng; có thể bổ sung các nội dung hoằng pháp khi hợp lý giữa các Tăng đoàn tự nguyện cộng tu dựa trên Pháp học và Pháp hành.
6) Một số các nội dung khác: Buổi gặp mặt và kí kết như lời tuyên bố về thiện chí hợp tác, không mang tính ràng buộc pháp lý như một hợp đồng, các bên sẽ nỗ lực thực hiện các nội dung trên cơ sở thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Việc ký kết và thực hiện được đặt trên nền tảng tôn trọng, bình đẳng, tin tưởng và nguyện lực hoằng truyền Phật pháp.
Trong tất cả các Phật sự giáo dục khi triển khai đồng có thể làm Phật sự hoằng Pháp và an sinh phúc lợi xã hội.
Bổi gặp mặt diễn ra trong khoảng 2 tiếng tràn ngập năng lượng thiện lành hiểu thương của những người con Phật đồng hạnh nguyện. Ngôn ngữ và khoảng cách địa lý, hình tướng y áo không quan trọng bằng việc thấy ra Pháp và tự nguyện gắn kết với nhau trên tinh thần lời Phật dạy; chánh kiến những giáo lý căn bản để ứng dụng thiết thực pháp hành vào cuộc sống an vui mình lợi lạc nhân loại.
Ảnh: Media Thabarwa
Tin: TN Viên Giác
Phản hồi