Nam Định: Đạo tràng an cư chùa Tiên Hương (Tiên Linh Tự) tác pháp Tự tứ

PGĐS – Vào lúc 19h00’ ngày 27/09/2023 (Nhằm ngày 13 tháng 8 năm Quý Mão) chư Hành giả đạo tràng an cư  kết hạ chùa Tiên Hương (Tiên Linh Tự) xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tác pháp Tự tứ PL 2567- DL 2023.

Tham dự buổi lễ Tự Tứ có Hòa thượng Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định, Hạ chủ Trường hạ chùa Tiên Hương; cùng hơn 126 Tỳ kheo, Tỳ kheo ni hành giả An cư tại Hạ trường.

Ngày Tự Tứ từ lâu đã trở thành thời điểm hướng thượng quan trọng nhất trong mùa An cư. Đây là một trong những nghĩa vụ thiêng liêng hàng năm của chư Tăng. Nghĩa vụ thiêng liêng ấy chỉ hoàn thành sau khi chư Tăng Tự Tứ.

Buổi lễ Tự Tứ được cử hành mỗi năm một lần tại một đạo tràng tu tập, vào ngày cuối cùng của mùa an cư, kết hạ, Theo PGVN thì hầu hết là tổ chức vào ngày rằm tháng bảy theo Nam truyền Phật giáo và ngày rằm tháng tám theo Bắc truyền Phật giáo. Mỗi vị Tỳ kheo tự nêu lên các lỗi của mình đã phạm qua ba việc: Thấy, Nghe, Nghi ngờ, đối trước các Tỳ kheo khác mà sám hối thì được thanh tịnh, tự sinh vui mừng, nên gọi là Tự Tứ.

Tại các đạo tràng an cư kết hạ, trước buổi Tự tứ, toàn thể Tăng già đã tiến hành lạy sám hối, hoặc là lạy Vạn Phật, hoặc tụng kinh bái sám liên tục trong những ngày cuối hạ (3 ngày hành đạo), với mục đích là giải trừ cho hết nghiệp chướng, để được hoàn toàn thanh tịnh mà bước vào buổi lễ Tự Tứ cho được khinh an.

Trong phần nội dung của buổi lễ Tự tứ là từng vị Tỳ kheo ra giữa đại chúng, tự thành khẩn nói lên những lỗi lầm của mình đã phạm, sau đó vì không tự nhận thấy hết được việc làm của mình, nên cần phải khẩn thiết thỉnh cầu chư Tôn đức và toàn thể đại chúng, hoan hỷ chỉ bảo cho mình biết thêm được những sơ sót, sai lầm, tội lỗi đã phạm, để sửa chữa và thành tâm sám hối.

Tự tứ sẽ giúp chúng ta gạt bỏ tự ái cá nhân, nâng cao tinh thần học hỏi và tiến bộ lên hàng đầu. Và học được cách hạ cái tôi của mình xuống để đón nhận những bài học cho bản thân. Người tự tứ thể hiện thái độ sống vô ngã, luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến, đánh giá về mình từ đại chúng.

Sự thỉnh cầu của người tự tứ nhờ người chỉ lỗi cho mình thể hiện một tinh thần tha thiết hoàn thiện mình của một Hành giả An cư. Trong khoảng thời gian an cư kiết hạ, các Hành giả không ngừng trau dồi đạo hạnh và giác ngộ. Nhưng trong đời người không ai là không có lỗi lầm. Việc tự mình chấp nhận lỗi lầm và thỉnh cầu được sửa sai là một hành động hoàn thiện chính mình cần được duy trì và học hỏi. Người tự tứ thỉnh cầu lỗi lầm và người chỉ ra lỗi lầm đều là người có trí tuệ. Cũng như lòng từ bi của họ xuất phát một cách nhất quán trong bản chất. Người tự tứ có trí tuệ mới là người nhận thấy được cái sai của mình. Việc nhờ người khác chỉ ra cái sai của mình là một cách tu dưỡng thiết thực nhất. Còn người giúp người khác sửa lỗi là người có tấm lòng từ bi vô lượng. Họ luôn mong muốn đại chúng hoàn thiện và tốt lên từng ngày. Nếu đạo tràng nào nhiều quá thì có thể chia thành nhiều chúng để thỉnh nguyện lần lượt với nhau.

Sau lễ Tự Tứ, chư Tăng được thêm một tuổi Hạ. Tự Tứ mang ý nghĩa biểu thị sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng và đánh dấu một bước trưởng thành về đạo hạnh của các Tỳ kheo qua ba tháng An cư.

Hành giả An cư quang lâm Chính điện cầu minh huân gia bị


Chư tăng tác pháp yết ma Tự Tứ

Ni tăng cầu giáo giới Tự tứ
Tác lễ dâng hành trù lên đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật

Nghi thức Hành thảo

Theo Tỳ ni luật và truyền thống An cư, Trước khi tác bạch Tự tứ có nghi thức hành thảo (trải cỏ) rồi mới bạch văn tác pháp Tự tứ.

Lần lượt, lần lượt mỗi Tỳ kheo đối trước một Tỳ kheo kia bạch Tự tứ

Bản bộ Ni tăng tác pháp Tự tứ


Khánh tuế chư Tôn đức Lãnh đạo, Ban chức sự Hạ trường


TBC-PGĐS

Bài viết liên quan

Phản hồi