Cung kính tượng Bồ tát có phước không?

PGĐS – Một bức tượng nhưng cả thế giới đều biết. Lại được vô số con người lễ lạy. Lễ lạy thì được phước mà đập phá thì có tội, trong khi bản chất của bức tượng là đá hoặc xi măng.

Một bức tượng nhưng cả thế giới đều biết. Lại được vô số con người lễ lạy. Lễ lạy thì được phước mà đập phá thì có tội, trong khi bản chất của bức tượng là đá hoặc xi măng. Những nhà duy vật không thể hiểu được điều này.

Phước và tội sinh ra từ Tâm (hay Ý). Khi lễ lạy tượng Bồ tát là tâm đang nghĩ lễ lạy Bồ tát, chứ không phải nghĩ lễ lạy hòn đá hoặc xi măng. Nhưng vì sao lễ lạy Bồ tát lại có phước? Thực ra, lễ lạy bất kỳ ai cũng có phước cả, tùy theo mức độ của tâm cung kính và đối tượng được lễ lạy là người đức nhiều hay đức ít, phước nhiều hay phước ít.

Ảnh minh họa.

Nếu tâm cung kính mạnh và đối tượng là người đức lớn, phước lớn như Phật, Bồ tát, Thánh Tăng thì phước sinh ra to lớn. Còn nếu tâm cung kính yếu và đối tượng là người đức nhỏ, phước nhỏ thì phước sinh ra nhỏ. Kể cả cung kính loài vật cũng có phước nhưng phước bé. Vì tâm cung kính là tâm thiện (tốt), còn tâm kiêu mạn là tâm bất thiện (xấu).

Vậy nên ai đó ơi, nếu thấy tượng Phật, Bồ tát thì cứ chắp tay lễ lạy nhé. Một việc lành rất dễ làm. Đừng nói Phật trong tâm rồi không làm nhé. Phật trong tâm nhưng ai đó đã thấy Phật như thế nào chưa? Hay chỉ là miệng nói hay mà làm thì không hay.

Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc nhưng không hương

Cũng vậy, lời khéo nói

Không làm, không kết quả

Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc lại thêm hương

Cũng vậy, lời khéo nói

Có làm, có kết quả

                                                      (Trích Kinh Pháp Cú, phẩm Hoa)

Bài viết liên quan

Phản hồi