Chuyện cô gái Trung Quốc tái sinh để phục thù

Cô gái có tên là Ngô Vĩnh Nga, sinh năm 1973 ở thôn Tam Bàn, xã Bình Dương (Quảng Tây), lúc sinh ra trên vai phải có một vết sẹo rất rõ.

Hơn hai tuổi, có một ngày cô nói nhà của cô ở Quảng Tây, thôn Địa Linh, và cứ nằng nặc đòi mẹ đưa đi. Cuối cùng, mẹ cô đành phải chấp thuận.

Thôn Địa Linh cũng là một thôn người dân tộc Động. Đến đó cô Vĩnh Nga vẫn nhận ra được nhiều người lớn trong thôn, và nói với họ mình là Ngũ Phong Cầm, là người nam ngồi hàng trước ở giữa trong tấm ảnh. Được thôn dân giúp đỡ, hai mẹ con tìm thấy người con trai của Ngũ Phong Cầm là Ngũ Vân Tụ. Ngũ Vân Tụ nghe thấy chuyện cha mình tái sinh luân hồi đến thăm, vừa mừng vừa tủi, tối đó cậu kể với mẹ của Vĩnh Nga chuyện cha mẹ cậu gặp nạn ở thời đầu cách mạng văn hóa.

Tái sinh là việc có thật trong Phật giáo.

Tái sinh là việc có thật trong Phật giáo.

Ngũ Phong Cầm sinh năm 1901, là Trưởng thôn Địa Linh thời kỳ Dân Quốc, cũng là một thầy thuốc, gia cảnh khá giả, ông là thân sĩ của thôn. Ông và vợ là Lương Thị Dục có 2 con, một nam một nữ, con trai Ngũ Vân Tụ học trung học ở xa, con gái ở nhà. Nhiều người già thôn Địa Linh đều nói Ngũ Phong Cầm là người chính trực.

Năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Năm 1967, do từng là trí thức nên Ngũ Phong Cầm bị đấu tố. Tại buổi đấu tố đó, một phần tử tích cực vung liềm cắt tai phải của ông, do dùng lực quá mạnh, nên mũi liềm đâm sâu vào vai phải. Người trong thôn quy kết đó là vết sẹo lúc sinh ra trên vai của Ngô Vĩnh Nga.

Trở về, ông trốn đi ngay trong đêm. Đầu tiên trốn dưới gầm cầu, sau đó trốn vào trong núi, nấp trên một cây cổ thụ. Bà Lương Thị Dục hàng ngày mạo hiểm đưa cơm cho chồng. Một ngày, sau khi về nhà, bà bị lôi đi tra khảo, vì cự tuyệt giao chồng cho cách mạng Văn hoá nên bà bị bắn chết.

Ngũ Phong Cầm trốn trên cây không có người đưa cơm, đành về tự thú, kết quả là bị trói quặt tay, giải ra ruộng bậc thang xử bắn.

Tham dự tích cực vào tội ác này là một người họ Ngô, người bắn ông cũng là anh ta.

Vĩnh Nga hồi ức kể rằng, cô nhìn thấy thi thể mình (tức Ngũ Phong Cầm) bị mai táng xong, rất nhanh sau đó tìm được vong hồn của vợ mình là Lương Thị Dục, chết trước đó ba ngày. Hai vong hồn này bay lên cây cao nhất ở cổng làng tá túc ở đó. Vợ chồng bàn luận xem kiếp tới thì đầu thai thế nào. Ngũ Phong Cầm nói: “Nơi này người không tốt, tôi muốn tới nơi xa, mà làm nam giới thì trách nhiệm nặng nề, xảy ra chuyện lại bị lôi ra đánh, nên tôi muốn kiếp sau là nữ nhân”. Nhưng bà Lương lại nói: “Tôi không đi nơi khác, tôi ở nơi này đầu thai thành nam giới, để báo thù!”

Sau đó hai người theo nguyện của mình mà đầu thai.

Ngô Vĩnh Nga lúc 3 tuổi chơi ven đường, có một người từ thôn Địa Linh tới nhặt củi bị cô nhận ra, chính là người họ Ngô năm nào đã bắn Ngô Phong Cầm. Cô liền bốc hỏa phẫn nộ, hét to đằng sau: “Ta là Ngũ Phong Cầm, chính ngươi đã giết ta!”.

Người kia nghe xong cả kinh thất sắc, về nhà sau đó tinh thần thất thường, qua vài năm thì chết.

Còn người vợ Lương Thị Dục thì đầu thai làm một cậu bé ở trong thôn, tên gọi Ngô Vĩ Chúng. Cậu bé hai tuổi đã nói về tiền kiếp. Có một ngày, cậu cùng mẹ ngẫu nhiên đi qua một hộ trong thôn, có một ông đang mài đao trước cửa. Cậu nhận ra đây chính là hung thủ đã sát hại Lương Thị Dục. Cậu bước vọt lên trước, không hề sợ hãi nhìn chằm chằm vào người kia nói lớn: “Chính ngươi đã giết ta! Ta chính là Lương Thị Dục!”.

Cậu cứ nhìn chằm chằm vào đối phương mà lặp đi lặp lại câu ấy. Kẻ mài đao kia lập tức hiểu ra, sợ run mặt trắng bệch, đứng dậy rời đi, nhưng cậu bé Ngô Vĩ Chúng không tha, cứ theo sau mà nói to. Về sau người đó tinh thần thất thường rồi bị điên, sau vài năm thì chết thảm.

Phương Anh

Bài viết liên quan

Phản hồi