Cái ta là thủ phạm gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ

PGĐS – Chính “cái ta” là thủ phạm đã gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ. Một khi đã thích hưởng thụ, con người trở nên tham lam, ích kỷ, thích vơ vét, giành giật về phần mình, để sống thỏa mãn, hưởng thụ “cái tôi” trong hố sâu tội lỗi.

Con người cũng vì “cái ngã” nên đã gây ra biết bao nhiêu tội lỗi, thích ăn ngon, mặc đẹp, tham đắm hưởng thụ những lạc thú trần gian, và đỉnh điểm là sử dụng ma túy. Ma túy đem lại khoái cảm cực độ cho người hút chích, khiến họ si mê, nghiện ngập, rồi sẵn sàng giết người cướp của… để thỏa mãn cơn ghiền. Người dính vào ma túy sau một phút thăng hoa là cả đời nô lệ, phải sống phụ thuộc, đánh mất cả nhân tính.

Người nào sống ít hưởng thụ thì ít tham lam ích kỷ, còn những ai hưởng thụ càng nhiều thì càng trở nên ích kỷ, càng tham lam, càng nô lệ bản thân và càng dễ gây tội lỗi.

Nếu không còn “cái tôi” thì chuyện gì cũng có thể nhẫn nại, cam chịu được

Ảnh minh họa.

Ví dụ, ta chỉ nghiện cà phê thôi thì ít phiền toái, vì cà phê không ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh. Nhưng khi ta nghiện tới rượu thì vấn đề bắt đầu hơi lớn. Vì rượu mà đã nghiện tới mức độ say xỉn, quên trời quên đất, quên trách nhiệm, quên bổn phận, thì ta thật là ích kỷ, sống chỉ biết có mình, không hề nghĩ đến nỗi đau khổ của người thân. Rồi lớn hơn nữa là khi ta nghiện ma túy, mà đã dính đến ma túy thì ta sẽ gây ra biết bao nhiêu đau khổ, thiệt hại cho gia đình và xã hội. Nên có người thích thuốc lá, người nghiện rượu chè, người mê cờ bạc, người nghiện ma túy,.. tất cả cũng chỉ vì họ muốn thỏa mãn “cái tôi” của mình mà thôi.

Chính “cái ta” là thủ phạm đã gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ. Một khi đã thích hưởng thụ, con người trở nên tham lam, ích kỷ, thích vơ vét, giành giật về phần mình, để sống thỏa mãn, hưởng thụ “cái tôi” trong hố sâu tội lỗi.

Chính sự tham lam vơ vét quá nhiều, sẽ thành nghiệp nhân bắt chúng sinh trả quả ở những đời sau, không biết khi nào hết. Nhẹ thì làm thân trâu ngựa phục vụ mọi người để trả hết nợ xưa; nặng thì phải bị đày trong địa ngục, chịu nhiều hình phạt, không có ngày thôi dứt.

TT. Thích Chân Quang

Bài viết liên quan

Phản hồi