Ban Văn hóa T.Ư phát động cuộc vận động sáng tác nghệ thuật “sáng đạo trong đời”

Chiều ngày 10/07/2024 (nhằm ngày 05/06 Giáp Thìn), tại Văn phòng thường trú Ban Văn hóa trung ương – Chùa Pháp Hoa (Q.3, TP. Hồ Chí Minh), đã diễn ra Hội nghị Sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động Phật sự năm 2024 và Phát động cuộc vận động sáng tạo nghệ thuật sáng đạo trong đời với chủ đề “Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật: Âm nhạc – Biểu tượng – Thơ đối” do Ban Văn hóa TƯ tổ chức.

Chứng minh và tham dự hội nghị có Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ; Hòa thượng Thích Hải Ấn – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa TƯ; Hòa thượng Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa TƯ; chư Tôn đức Phó Ban Văn hóa TƯ: Thượng tọa Thích Minh Hiền; Thượng tọa Thích Giác Nghi; Thượng tọa Thích Lệ Trí; Hòa thượng Thích Huệ Vinh; cùng chư Tôn đức Ban Thư ký Ban Văn hóa Trung ương, đại diện 11 Phân ban chuyên môn trực thuộc Ban Văn Hóa T.Ư, quý Tăng Ni, thiện hữu tri thức, văn nghệ sĩ phía Nam.

Phát biểu khai mạc HT. Thích Thọ Lạc cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhìn chung Ban Văn hóa TƯ đã nỗ lực hoàn thành các Phật sự đã đề ra theo từng lĩnh vực chuyên môn một cách cụ thể và chuyên sâu. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử đánh giá cao những thành tựu Phật sự mà Ban Văn hóa đã đạt được, đồng thời các tầng lớp xã hội cũng đồng thuận và ký kết hợp tác bền vững.

Thượng toạ Thích Quảng Minh – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Văn hóa TƯ khu vực phía Nam báo cáo về các Phật sự 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2024 của Ban Văn hóa TƯ.

Theo đó, TT. Thích Quảng Minh – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Văn hóa TƯ khu vực phía Nam báo cáo về các Phật sự 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2024 của Ban Văn hóa TƯ: Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX, phối hợp với Viện Trần Nhân Tông và Đài truyền hình VTV2 biên tập cuốn sách và thước phim song ngữ Việt – Anh về 72 bảo vật quốc gia của Phật giáo, Tiếp tục phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh/thành và các tổ chức xã hội, các văn nghệ sĩ tổ chức sưu tầm và sáng tác các biểu tượng, ca khúc, thơ đối với chủ đề:“Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật” và chủ đề Vesak 2025:“ Đoàn kết, thống nhấ và hợp tác, Phật giáo vì hòa bình thế giới”.

Hội nghị sơ kết diễn ra tại Văn phòng Thường trú Ban Văn hoá TƯ – chùa Pháp Hoa, số 870, Trường Sa, Phường 14, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Tổ chức triển khai thực hiện đề án Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam, tiếp tục khảo sát và nghiên cứu một số công trình kiến trúc Phật giáo đặc trưng, tiêu biểu của các hệ phái và vùng miền, để bảo tồn phát huy giá trị đặc trưng kiến trúc văn hóa Phật giáo Việt Nam, tổ chức hội thảo và biên tập, sáng tác cuốn sách với chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiện nay”, tổ chức Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Phật học Đồng Dương” tại Quảng Nam, phối hợp với Ban Trị sự huyện Nho Quan và chùa Cao Sơn, xã Gia Sơn, Nho Quan, Ninh Bình và Tập đoàn DoJi tổ chức lễ thắp sáng tri ân mùa Vu Lan năm 2024, phát huy và phát triển văn hóa theo phương châm “Lấy văn hóa lan tỏa văn hóa”, phối hợp với Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực Miền trung – Tây Nguyên số hóa 3D – 100 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, tăng cường nâng cấp và ứng dụng công nghệ điện tử trong công tác thông tin và hội họp, thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị cho đại lễ Vesak 2025.

Ngoài ra, Ban Văn hóa Trung ương trong năm 2024 tiếp tục lan tỏa và phát triển thống nhất toàn diện 4 đề án Văn hóa Phật giáo: Ngôn ngữ, Y phục, Kiến trúc và Âm Nhạc Phật giáo.

Tại hội nghị, chư Tôn đức đại diện các phân ban Di sản văn hóa, Phân ban kiến trúc, kiến thiết công trình văn hóa, Phân ban Pháp phúc, Phân ban sự kiện và Triển lãm văn hóa Phật giáo, Phân ban Công nghệ và Thông tin Phật giáo… đã chính thức phát động cuộc vận động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” với chủ đề “Nhận thức văn hóa Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật” cuộc vận động với mong muốn xây dựng các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và ứng dụng các tác phẩm vào thực tiễn trong đời sống. Bên cạnh đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua các tác phẩm nghệ thuật; phát hiện và bồi dưỡng tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật Phật giáo; tạo nguồn tác phẩm nghệ thuật Phật giáo phong phú, đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tinh thần của phật tử và cộng đồng; phát huy di sản văn hóa nghệ thuật Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế.

Đúc kết Hội nghị, HT. Thích Thọ Lạc ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực đóng góp của chư Tôn đức, các thiện hữu tri thức, nam nữ cư sĩ thành viên Ban Văn hóa TƯ, đồng thời tiếp thu các ý kiến phát biểu của chư Tôn đức các Phân ban.

Hòa thượng nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của 12 Phân ban trực thuộc, trong việc triển khai các Phật sự cần phải liên kết liên ngành giữa các Phân ban để kết quả được thành tựu viên mãn.

Hòa thượng cũng cho biết thêm về các Phật sự cần lưu tâm trong thời gian tới như: Tiếp tục lan tỏa 4 đề án Văn hóa Phật giáo; cập nhật và hoàn thiện bộ nhận diện qua biểu tượng Đại lễ Phật đản, lễ Vu Lan; sưu tầm, lưu trữ các sáng tác Phật giáo xưa và nay, vận động chương trình sáng tác nhạc phẩm Phật giáo, xây dựng kho dữ liệu âm nhạc Phật giáo; số hóa các ngôi chùa Phật giáo tiêu biểu thuộc di sản Quốc gia; vận dụng công nghệ thông tin trong các tuyên truyền lan tỏa Văn hóa Phật giáo đến quảng đại quần chúng; lưu tâm đến kinh phí hoạt động Phật sự cho toàn ban và các phân ban; cụ thể hóa các đề án văn hóa hướng đến Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.

       

Lê Minh

Bài viết liên quan

Phản hồi