7 thói quen của bố dễ khiến con tổn thương, điều thứ 3 nhiều người mắc nhất

Trong mắt con gái, bố là chỗ dựa thời thơ ấu và là tiêu chuẩn để chọn bạn đời trong tương lai. Trong mắt con trai, bố là hình mẫu khi còn nhỏ và là người chúng sẽ trở thành khi lớn lên. Vì thế, bố cần tránh những thói quen này để trở thành hình mẫu của con.

Bố có thói quen hút thuốc

Các ông bố có thói quen hút thuốc đã bao giờ nghĩ rằng trong môi trường gia đình có khói thuốc, trẻ sẽ trở thành “người hút thuốc thụ động” mà không hề hay biết?

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người hút mà còn rất có hại cho trẻ em. Bố thường xuyên hút thuốc, con cái sẽ dễ bị viêm phế quản và viêm phổi, tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ hút thuốc của bố.

Ngoài ra, nó còn gây hại đến khả năng học tập của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng đọc, suy luận và toán học. Do nicotine được phân tách trong cơ thể, tạo thành cotiny, điều này sẽ làm cho điểm trung bình của trẻ em trong các môn đọc, toán và suy luận ngày càng thấp.

thoi quen cua bo (1)

Ảnh minh họa.

Người bố gia trưởng

Không ít ông bố muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và áp đặt lên con. Nếu sự kiểm soát của người bố quá mạnh mẽ, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con sau này. Đối với con trai, sự độc tài của bố sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí. Đứa trẻ có khả năng thành bản sao của bố.

Các ông bố nên học cách cho con thể hiện bản thân, chấp nhận con, cho phép con làm những gì mình thích theo tốc độ riêng của chúng.

Người bố không rời điện thoại

Có một số ông bố bận bịu công việc, thậm chí sau giờ làm còn bận hơn, vì ăn xong là cầm điện thoại. Khi đứa trẻ lại gần thì bị bố giao tiếp chiếu lệ, miễn cưỡng. Đây là một kiểu “bạo lực lạnh”.

Nhiều hành vi của trẻ bắt chước từ cha mẹ. Nếu người bố cầm điện thoại di động và chơi trước mặt trẻ suốt ngày, trẻ đương nhiên sẽ làm theo. Khả năng tự kiểm soát của trẻ em tương đối kém và tự nhiên chúng sẽ nghiện điện thoại di động, điều này đặc biệt có hại cho thị lực, giao tiếp giữa các cá nhân và học tập của trẻ.

Người bố khó tính

Con cái là cái bóng của cha mẹ. Trẻ em học bằng cách bắt chước. Nếu người cha cáu kỉnh và đánh đập, la mắng, sẽ tạo ra một bản sao y hệt. Ở thái cực khác, bố nóng tính sẽ tạo ra đứa con nhát gan. Về lâu dài khiến tâm lý trẻ bất ổn định.

Một người cha khó tính phải kiềm chế cảm xúc của mình, học cách sử dụng giao tiếp và sự kiên nhẫn để giải quyết vấn đề, thay vì bạo lực mọi lúc, để truyền năng lượng tích cực cho trẻ, đó là tài sản vô giá cho sự trưởng thành của trẻ.

thoi quen cua bo (2)

Ảnh minh họa.

Người bố không đáng tin cậy

Trước 10 tuổi, cha là bầu trời trong mắt con. Tuy nhiên, nhiều ông bố luôn lấy lý do thời gian và công việc bận rộn để bào chữa cho sự thất hứa với con. Dùng lời lẽ ngụy biện vì nghĩ con còn nhỏ nên bịa ra lý do chiếu lệ. Người cha không trung thực sẽ đánh mất lòng tin trong đứa trẻ, tâm lý bất an. Hơn bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng cần giữ lời với con, đừng nên hứa tùy ý.

Người bố vắng mặt trong tuổi thơ con

Người bố không thể vắng mặt trong việc giáo dục gia đình, nhất là trước khi con 12 tuổi. Nếu vì công việc mà không thể ở bên con cái, hãy quan tâm con qua điện thoại, tin nhắn, để con luôn thấy bố ở bên.

Người bố không yêu mẹ

Tình yêu tốt nhất mà người bố có thể dành cho con mình là yêu mẹ của đứa trẻ. Trong mắt trẻ thơ, người bố thường là biểu tượng của sức mạnh và sự mạnh mẽ. Với tư cách là người bảo vệ con, người bố nên cho con một ngôi nhà an toàn và cảm giác an toàn lớn nhất của con trẻ đến từ việc thấy cha mẹ yêu thương nhau.

Nếu người cha thường xuyên cãi vã với người mẹ sẽ khiến trẻ sợ hãi và dễ xúc động. Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như vậy, các hành vi có vấn đề và sự mất cân bằng tâm lý rất dễ xảy ra.

Bài viết liên quan

Phản hồi