6 lý do bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh

Nhiễm trùng, nguy cơ bị trĩ và mắc các bệnh về đường tiêu hóa là những lý do vì sao bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh.

Kể từ khi điện thoại trở thành phương thức liên lạc chính của con người, dường như chúng đã trở thành vật bất ly thân và không thể rời khỏi tầm mắt.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có đến 90% người dùng mang điện thoại vào nhà vệ sinh, và rất có thể khi đang đọc bài viết này bạn cũng đang ngồi trong nhà vệ sinh. Nếu điều này là chính xác, bạn cần chấm dứt hoàn toàn thói quen kể trên vì 6 lý do sau đây.

1. Nhiễm trùng

Trong nhà vệ sinh có rất nhiều vi trùng có hại, đơn cử như salmonella, E. Coli và C. Difficile. Việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ khiến vi trùng dính vào thiết bị, thông qua việc bạn đụng vào vòi xả nước, khóa cửa… mà không rửa tay kĩ càng.

Zalo
Không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Ảnh: TIỂU MINH

“Để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng, bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh, hoặc nếu có thì nên lau chùi, dội nước bằng tay phải, cầm điện thoại bằng tay trái và không chạm vào bất cứ thứ gì, sau đó rửa tay”, chuyên gia sức khỏe, Tiến sĩ Lisa Ackerley chia sẻ.

Việc đóng nắp bồn cầu giữa lúc xả nước có vẻ không phải là vấn đề gì to tát… cho đến khi bạn biết được tác hại mà việc này gây ra cho sức khỏe của mình.

Nếu muốn giảm thời gian ngồi ì trong nhà vệ sinh, bạn hãy sử dụng bệ ngồi toilet có độ dốc, giúp dồn trọng lượng xuống đôi chân. Điều này sẽ gây ra cảm giác khó chịu, và hầu hết mọi người sẽ muốn rời khỏi nhà vệ sinh sau khoảng 5 phút.

2. Nguy cơ bị trĩ

Khi mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn sẽ ngồi lâu hơn, điều này gây áp lực không cần thiết lên trực tràng, có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ.

Ngoài ra, để hạn chế các rủi ro, người dùng nên ăn nhiều chất xơ (trung bình khoảng 30 gram/ngày) để ngăn ngừa nguyên nhân gây trĩ.

3. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Việc ngồi lâu sẽ gây áp lực lên trực tràng, và điều này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về đường tiêu hóa hiện có.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, chúng ta chỉ nên duy trì thói quen đi vệ sinh trong vòng 3-5 phút/lần. Tuy nhiên ngày nay có không ít người thường xuyên ngồi trong nhà vệ sinh từ 15-20 phút với thiết bị di động trên tay, làm tăng gánh nặng lên hậu môn trực tràng.

4. Gây lãng phí thời gian và căng thẳng

Theo một nghiên cứu gần đây, chúng ta thường dành khoảng 2 tiếng mỗi ngày để sử dụng điện thoại. Nhiều người thường mang điện thoại vào nhà vệ sinh vì không muốn bỏ lỡ công việc của mình, tuy nhiên, việc này sẽ khiến não bộ của bạn bị căng thẳng.

Zalo

5. Gây nghiện điện thoại

Điện thoại thông minh là một trong những thiết bị gây nghiện nhất hiện nay vì nó gắn liền với nhiều ứng dụng, nền tảng mạng xã hội… bên cạnh chức năng nghe gọi thông thường.

Việc liên tục dán mắt vào màn hình điện thoại mọi lúc mọi nơi sẽ gây ra triệu chứng nghiện điện thoại, và dần dà thói quen này sẽ trở thành phản xạ không điều kiện, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn.

6. Làm rơi điện thoại trong toilet

Việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ làm rơi điện thoại trong toilet, gây hư hỏng và mất vệ sinh.

Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Sốvừa cung cấp, bạn đọc sẽ dần dần từ bỏ thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh, giúp đảm bảo sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh về tiêu hóa.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Nguồn Báo Pháp luật

Link: https://rd.zapps.vn/detail/1833194750325839938?zl3rd=815789662550058820&id=64a77137d7723e2c6763&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=10

Bài viết liên quan

Phản hồi