5 Giai đoạn của sự tiếc thương khi kết thúc một mối quan hệ

Từ bỏ một mối quan hệ xấu có thể rất phức tạp. Đó là vì sự kết thúc một mối quan hệ được trải nghiệm giống như một cái chết. Ngay cả nếu bạn là người đề xướng việc chia tay và tin rằng chia tay là điều tốt nhất cho tất cả, thì từ bỏ một mối quan hệ vẫn tuân theo quá trình tương tự như việc để tang một cái chết.

Trong cuốn Death and Dying (1969) của Elizabeth Kubler-Ross nêu ra những giai đoạn của sự thương tiếc được trải nghiệm khi một người biết rằng họ đang hấp hối. Những giai đoạn của bà từng được dùng để miêu tả quá trình tiếc thương trước cái chết của một người thân yêu. Điều tương tự xảy ra khi tiếc thương đoạn kết của một mối quan hệ.

1. Phủ nhận

Trong giai đoạn này, trái tim chứ không phải cái đầu của chúng ta điều khiển hệ niềm tin của chúng ta khi chúng ta cố điều chỉnh quan điểm về cuộc sống mà không có người chúng ta đánh mất. Ngay cả khi chúng ta biết rằng mối quan hệ đã chấm dứt, chúng ta thực sự không tin điều đó. Chúng ta tưởng tượng, nhìn thấy những tia hy vọng le lói bị chôn giấu trong những dấu hiệu rõ ràng rằng mối quan hệ đã hết. Vâng, đây là giai đoạn mà chúng ta dễ nhắn tin đến tận khuya.

2. Tức giận

Sự tức giận có thể được bộc lộ theo nhiều cách khác nhau – tức giận người yêu cũ của bạn (“Làm sao mà anh ta có thể làm điều này với tôi? Tại sao cô ta không thể thôi ích kỷ?”), tức giận với ông trời (“Tại sao tôi lại bị trừng phạt?”), tức giận với những người hoặc những tình huống có liên quan đến việc chia tay (giận người phụ nữ khác; giận vì người yêu bạn mất việc, vì đó là khi cô ấy “thay đổi”), và giận những người không nhất trí hoặc đứng về phía bạn (“Bạn có thể tin là George và Jane vẫn muốn là bạn với anh ta sau những gì anh ta gây ra cho tôi không?”). Đây là giai đoạn mà chúng ta nghĩ ý tưởng hay là kể với mọi người và bất kỳ ai rằng người yêu cũ của bạn là người điên khùng như thế nào. Đây cũng là giai đoạn chúng ta nghĩ điều quan trọng là gửi cho người yêu cũ những email căm thù.

3. Mặc cả

Mặc cả thường đi cùng với sự phủ nhận. Mặc cả có thể là tìm kiếm bất kỳ cách khả thi nào để níu kéo mối quan hệ thông qua thương lượng, đe dọa và/hoặc phép nhiệm mầu – ví dụ, nói với ex là bạn sẽ thay đổi, hoặc đi trị liệu tâm lý, hoặc nói với anh ta là anh đang làm tổn thương con cái, giá đình anh, gia đình bạn và con chó của chúng ta khi ra đi. Tất nhiên, giai đoạn này không chỉ giới hạn ở việc mặc cả với ex của bạn. Nhiều người thậm chí còn mặc cả với ông Trời, hứa hẹn sẽ trở thành một người tốt hơn nếu ex quay lại. Trong suốt giai đoạn này, bạn có thể có hứng thú với chiêm tinh học, những lá bài và bất kỳ kiểu bùa mê nào sẽ tiên đoán sự tái hợp. Đây cũng là khi chúng ta cố tranh thủ tất cả bạn bè và gia đình để “nói lý lẽ” với anh ấy.

4. Chán nản, buồn rầu

Giống như tức giận, sự chán nản, buồn rầu cũng bộc lộ theo nhiều dạng khác nhau, ví dụ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, không muốn làm bất kì việc gì ngoài nằm trên giường, không quan hệ với mọi người thậm chí cả khi bạn đang ở với họ, khóc rất nhiều, khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều, mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều, tăng uống rượu và tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng là sâu sắc và làm bạn suy nhược nhất. Đó là cảm giác khiến bạn cảm thấy như thể bạn sẽ không bao giờ đi tiếp được và sẽ không có điều gì tốt đẹp đến với bạn trong tương lai.

5. Chấp nhận

Cuối cùng, đây là giai đoạn mà chúng ta có thể làm hòa với sự mất mát. Nó không phải lúc nào cũng đến một cách đột ngột, mà nó thường xảy ra từ từ, từng chút từng chút, rải rác với một số giai đoạn của những giai đoạn khác. Sự chấp nhận không phải lúc nào cũng bao gồm sự hòa hợp và hoa – nó hầu như chác chắn sẽ có nỗi buồn mong manh. Chấp nhận đòi hỏi bạn làm hòa với sự mất mát, từ bỏ mối quan hệ và từ từ đi tiếp cuộc sống của bạn. Đôi lúc bạn cảm thấy như thể giai đoạn này sẽ không bao giờ đến, điều đó thường có nghĩa là bạn vẫn đang vật lộn trong giai đoạn trước.

Biết được những giai đoạn của sự tiếc thương của bạn có thể giúp bạn bình thường hóa trải nghiệm chia tay của bạn. Điều quan trọng là biết rằng không có những giới hạn thời gian và không hối thúc quá trình. Tiếc thương giống như việc tiêu hóa: Bạn không thể làm gì để thúc giục nó. Nó cần thời gian và điều duy nhất bạn có thể làm là cố gắng vượt qua nó. Nhưng hãy nhớ rằng, điều này, cũng giống mọi việc khác, cuối cùng sẽ trôi qua.

Trích từ Nguồn :The 5 Stages of Grieving the End of a Relationship
A breakup is a kind of dying — here’s how we by Jennifer Kromberg, Ph.D in Inside Out PsychologyToday

Bài viết liên quan

Phản hồi