Vì sao Đức Phật dù đã thành đạo mà vẫn đau đớn?

Chẳng hẳn, có không ít người thắc mắc, vì sao Đức Phật đã thành đạo mà vẫn chịu những nỗi đau tầm thường? Sao cơ thể Ngài có thể dễ bị tổn thương đến vậy?

Cái dằm tre khiến Đức Phật đau đến thấu tim gan

Một lần nọ, Đức Phật Thích Ca cùng đệ tử A – nan – đà đi khất thực ở một thôn làng. Trên đường đi, Ngài không cẩn thận nên bị giẫm lên cành cây gãy, dằm tre nằm ngổn ngang trên mặt đất đau đớn đến thấu tim gan. Các đệ tử biết được sự tình đã cùng nhau dìu Ngài về tịnh xá.

Trong lúc đau đớn tưởng ngất đi, mọi người đã dùng một số phương thức dân gian để giúp Đức Phật giảm đau đớn. Nhưng vết thương không thuyên giảm, nó sưng phù lên khiến Ngài hôn mê bất tỉnh.

Các đệ tử lo lắng lắm. Tin này nhanh chóng được truyền đến tai Đức Vua. Ngay sau đó, Vua đến thăm Đức Phật. Xe đến cửa tịnh xá, vua nhanh chóng đi xuống và vào thẳng phòng Đức Phật. Vua kính cẩn đến trước giường vẫn thấy Ngài chưa tỉnh, ngài liền quỳ gối trước giường, nắm tay Đức Phật và nói: “Đức Phật, ta là vua Ajatashatru, nghe tin Ngài bị thương nặng nên ta đến thăm. Ngài nhất định phải thương xót chúng sinh, ngài không thể đi được, thần dân đất nước đều cần Ngài”.

Vi-sao-Duc-Phat-du-da-thanh-dao-ma-van-dau-don-7

Đức Phật mở mắt, nắm tay Đức Vua nói: “Đại vương ngồi dậy đi”.

Đức vua bèn ngồi bên giường, Phật Thích Ca cũng được đệ tử dìu ngồi dậy, Ngài nhìn các đệ tử đang đứng xung quanh rồi nói: “Mọi người đừng quá lo lắng, người trên thế gian luôn mang theo nghiệp chướng, họ đem nghiệp đi nhưng cũng để nghiệp lại. Trong thời gian qua, mặc dù ta sống theo con đường hành thiện, nhưng cũng khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm. Một ý nghĩ sai, ngàn nạn khó thoát”.

Cho nên mỗi kiếp ta đều muốn tiêu giải nghiệp chướng, mặc dù nghiệp nên giải đã giải được rồi nhưng những nghiệp chưa giải vẫn còn đó, nên ta vẫn phải tiếp tục làm việc cần phải làm.

Tất nhiên sau đó Phật Thích ca không rời khỏi nhân thế vì sự cố này.

Vì sao Đức Phật đã thành đạo mà vẫn chịu đau đớn?

Vì sao Đức Phật đã thành đạo mà vẫn chịu đau đớn? Chắc hẳn đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc sau khi đọc câu chuyện trên. Thực ra, khi Đức Phật đang ở thế gian này cũng có thân người như chúng ta, không phải cứ thành đạo là có mình đồng da sắt, khi còn sống vẫn chịu ảnh hưởng của nghiệp lực, vẫn trải qua đau đớn thể xác.

Đức Phật có trí tuệ tối thượng chứ không phải thân thể của một vị thánh vô hình. Chính Ngài cũng thừa nhận trong lời giải thích với Đức Vua rằng không phải tất cả những gì mình chứng ngộ ra là đúng vì thế “khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm” nên cũng phải nhận quả của điều này cũng là dĩ nhiên.

Vậy mới thấy, người tài trí xưa hiếm như Ngài chẳng mấy ai nhưng vẫn có lúc Ngài phạm sai lầm, trong khi đó, chúng ta càng chưa đạt được giác ngộ như Đức Phật nên việc phạm sai lầm cũng là điều hoàn toàn hiểu được, thông cảm được.

Vi-sao-Duc-Phat-du-da-thanh-dao-ma-van-dau-don

Chắc hẳn có không ít lần chúng ta ca thán, sao người tốt vẫn khổ? Nhưng cái gốc của điều này là ở chỗ vì ta chưa đủ trí tuệ để đủ hiểu rằng những việc mình làm mỗi ngày có thực sự là điều tốt hay chưa. Ví dụ như khi ta giúp đỡ mọi người đó mới chỉ là cách nghĩ của chúng ta trong khi kết quả có thể ngược lại, có thể ta làm hại họ cũng không chừng.

Vì thế, ta cũng chỉ là con người nên đúng như Đức Phật từng nói cứ mang thân người là đã có những nỗi khổ riêng rồi. Thế nên, ta càng phải càng hiểu và thấu cảm nỗi đau của người khác và xem đó là chuyện thường tình. Đừng bắt nạt, hay tỏ vẻ hơn thua, tranh đua làm gì.

Luôn sống bao dung với mọi người, đừng ngại cho đi, giúp người như là cách để xoa dịu nỗi đau, nỗi khổ của nhân loại.

Mộc Mộc

Bài viết liên quan

Phản hồi