Tu tâm là tu như thế nào? Biết tâm ở đâu mà tu?
PGĐS – Phật pháp cao siêu uyên thâm khó lường, những bậc đại sư trí tuệ tu hành nhiều năm mà còn chưa thông đạt, sáng mắt, biết đường tu đúng. Thì những bà con đồng bào phật tử bình thường nếu không có bậc trí tuệ tu hành dẫn đường chỉ lối dạy bảo thì biết đâu mà tu, biết đâu tu tâm.
Hiện nay có một số người có thiện cảm với đạo Phật, nhà có thờ Phật và ông bà, nhưng không đến chùa lễ Phật, tụng kinh, ngồi thiền, nghe pháp và tham dự các khóa tu tập ngắn hạn. Nếu có người hỏi, sao không đi chùa, học Phật quy y thì trả lời: tôi tu tâm thôi.
Có nhiều lần, khi nghe nói vậy, thì thầy hỏi lại:
Con tu tâm là tu thế nào? Con biết tâm ở đâu mà tu? thì ai cũng làm thinh, không trả lời được
Người tu hành tinh tấn nhiều năm mà còn chưa rõ tâm ở đâu? Chưa biết rõ tâm là gì ? Chưa nhận diện và làm chủ tâm được huống là các thiện nam tín nữ người đời
Thiền tông chủ trương ngộ tâm thành Phật, nhiều vị thiền sư gia công tu hành mấy chục năm còn chưa “ngộ được chân tâm”, chưa thấy được tự tính…
Phật pháp cao siêu uyên thâm khó lường, những bậc đại sư trí tuệ tu hành nhiều năm mà còn chưa thông đạt, sáng mắt, biết đường tu đúng. Thì những bà con đồng bào phật tử bình thường nếu không có bậc trí tuệ tu hành dẫn đường chỉ lối dạy bảo thì biết đâu mà tu, biết đâu tu tâm.
Người thế gian muốn học một kỹ năng, nghề nghiệp nào đó cũng phải có trường học, có thầy dạy mới nên được. Như muốn làm thợ vàng, thợ bạc cũng phải đến học với những sư phụ giỏi nghề mà học; muốn làm giáo viên, giảng viên cũng phải đến trường sư phạm mà học; cả đến sửa xe máy cũng phải có người lành nghề dạy mới sửa được.
Huống chi là học Phật pháp, tâm học, học tu mà không có thầy, không đến chùa thì sai đường lệch hướng là cái chắc
Không ít người lấy cái cớ tu tâm để biện hộ cho việc không siêng năng tinh tấn đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý mà thôi.
Thật sự thì đây chỉ là lí do của sự thiếu hiểu biết và lười biếng tu tập, tùy ý buông lung chứ không phải do hiểu Phật tại tâm !
Nghĩa sâu sắc của câu “Phật tại tâm” không sai, nhưng cũng không đúng hoàn toàn cho mọi đối tượng, nhất là những người lấy cớ tu tâm
Tâm chúng ta vốn dĩ là Phật chứ không tìm đâu khác bên ngoài. Đức Phật dạy trong nhiều kinh đại thừa: Tất cả chúng sinh đều có tính Phật, đều có khả năng thành Phật; Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành” để khẳng định rõ mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành như pháp rồi sẽ đạt được Phật quả.
Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một vị Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm thanh tịnh sáng suốt, tỉnh giác của chính mình.
Nghĩa sâu thì là như vậy, nhưng chúng ta phải nhìn rõ, tâm chúng sinh, chúng ta, khi chưa được tu tập đã chứa đựng huân tập bao nhiêu chủng tử nghiệp xấu ác tham, sân, si từ vô lượng kiếp cho đến nay còn tiếp tục gây tạo nghiệp duyên bất thiện.
Những chủng tử (hạt giống) vô minh phiền não bất thiện nhiều đến mức che lấp hoàn toàn tính Phật chúng ta ví như viên kim cương rơi xuống hầm phân nhiều lớp thì dù kim cương có sáng đến đâu cũng bị phân che lấp.
Đi chùa, lễ Phật, tụng kinh,nghe pháp, tọa thiền tìm hiểu giáo pháp chính là để tiêu nghiệp chướng tăng định tuệ.
Chỉ có tinh tấn tu tập liên tuc và đúng pháp, mới tạo ra đủ năng lực giúp ông Phật trong tâm chúng ta bừng sáng phát quang.
Muốn tu học đúng pháp thì phải thường xuyên đến chùa nghe pháp học kinh dưới sự hướng dẫn của chư Tăng chư Ni đức hạnh trí tuệ.
Ngôi chùa là trường học Phật, Tăng Ni là thầy dạy Phật học, Phật tử cư sĩ là những người học trò học cách sống lương thiện, an vui, hạnh phúc và tích cực thành tựu giới định tuệ hướng đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi nỗi khổ đau
Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, tín tâm khó sinh nên những bà con đồng bào có tín ngưỡng Phật giáo, có thiện cảm với đạo Phật, muốn theo Phật đúng đường, lợi ích hiện tại và mai sau thì nên nghĩ kỹ những điều này:
Nói ba hoa
Tôi tu tâm
Sai đường lạc lối
Tạo nghiệp bất thiện
Khổ triền miên.
Nguồn: phatgiao.org.vn
Phản hồi