Trần Nam Tước người thợ gốm và hơi thở mới luôn hướng về tôn tạo giá trị văn hóa truyền thống cho gốm Việt

PGĐS – Chiều ngày ngày 10/8/2023 ,tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra triển lãm gốm nghệ thuật  với chủ đề “Linh thú thời nay” của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước, một người được coi là “đứa con lạc loài” của làng gốm Bát Tràng khi là người duy nhất được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu Tú Bát Tràng dù không sinh ra ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng.

Khai Mạc Triển lãm có sự góp mặt của Ông Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch hội Mĩ thuật Việt Nam, Nhà giáo họa sĩ Lê Hân, Ông Nguyễn Việt Hà – Bí thư huyện ủy Gia Lâm, Ông Phạm Văn Mai – Phó ban đại diện nhân dân làng Bát Tràng, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bát Tràng, cùng các vị khách mời và bạn bè, nghệ nhân, nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật  khắp nơi trên toàn quốc đều đến tham dự và chung vui góp mặt. 

Ông Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch hội Mĩ thuật Việt Nam

Nhà giáo họa sĩ Lê Hân

Ông Nguyễn Việt Hà – Bí thư huyện ủy Gia Lâm

Ông Phạm Văn Mai – Phó ban đại diện nhân dân làng Bát Tràng, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bát Tràng

Ông Đồ Thư Pháp – Cung Khắc Lược ( Tiến sĩ Hán Nôm đầu tiên của Việt Nam- tứ trụ thư pháp Việt Nam ) 

Trần Nam Tước tên thật là Trần Xuân Triều, sinh năm 1974, tại vùng quê lúa Kiến Xương (Thái Bình). Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nhưng gia đình ông không thuần nông khi mà các cụ nhà ông đã đi buôn từ thời Pháp thuộc. Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống và sự ” Xê Dịch ” ông đã được gọi với một cái tên thân thương là Nghệ Sĩ Trần Nam Tước . Điều đó không làm ông buồn và thấy thiệt thòi ngược lại ông càng coi đó là một niềm vinh dự và tự hào to lớn để ông sáng tạo và cháy hết mình với gốm sứ.

Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước từng tâm sự: anh từng rất cô đơn trong nghề gốm này, bởi anh chưa từng qua một trường lớp đào tạo nào về nghề gốm. Thậm chí là không có tiền, không có bạn bè, và đôi khi còn bị người ta lừa chỉ vì tưởng mình là “kẻ khờ”. Nhưng có lẽ, tổ nghề thương anh, thương một con người lam lũ chân chất ấy mà chọn anh đến với nghề, đến với làng Bát Tràng và dựng nghiệp, thành danh nơi đây.

“Năm tháng cuộc đời với chuỗi ngày phiêu bạt trên khắp nẻo miền quê, có lẽ tôi và nghiệp nghề đã thấu hiểu cho nhau. Tôi làm gốm từ khi còn thơ dại, bởi tháng Tám mùa thu khi trăng non còn chưa mọc, thì lũ trẻ chúng tôi đã hì hụi tự đắp cho mình những con linh thú không thể thiếu của đêm rằm, thế là từ đây hình tượng của sư tử, kỳ lân, đã bám chặt vào đời tôi như một duyên nợ. Quả là đất đã chọn người”! – đôi lời tự sự của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước.

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tại triển lãm gốm nghệ thuật “Linh thú thời nay”

Với hơn 30 năm lập nghiệp tại làng gốm Bát Tràng, người nghệ nhân ấy đã đi lên từ đôi bàn tay trắng và tài hoa. Và đến nay, anh đã có nhiều cuộc triển lãm để đời của riêng mình và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nghề. Hơn thế, anh còn để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng những người yêu gốm trên khắp mọi miền tổ quốc và vươn ra ngoài lãnh thổ. Sau khi tìm thấy gốm Bát Tràng Trần Nam Tước nhận thấy gốm Bát Tràng là lẽ sống, hơi thở và sức sáng tạo không ngừng nghỉ mà ông luôn đeo đuổi.

Bộ sưu tập :  Kỳ Lân Đình Đăng – Đồng bản Gốm đa sắc. 

Sự từng trải và cách đi tới tận cùng đam mê đã nhào nặn nên một Trần Nam Tước như hôm nay dù ông luôn khiêm cung tự nhận mình là “thợ mới” trong nghề gốm Việt tại một làng nghề giàu truyền thống hàng trăm năm lịch sử như Bát Tràng vậy nhưng cũng luôn kiêu hãnh sỹ diện với nghề.

Ở Trần Nam Tước, ông có một điều rất đặc biệt, một tư duy văn minh và thức thời của người nghệ sĩ có khả năng sáng tạo đầy tính nghệ thuật vừa biết nghĩ lớn và làm lớn trên nền tảng sự hiểu biết sâu rộng văn hoá truyền thống. Mà, tất cả đều do anh tự tìm tòi nghiên cứu, không qua bất kỳ trường lớp huấn luyện nào. Trần Nam Tước cũng rất khó tính và kỹ càng trong từng cuộc chơi, luôn hướng về tôn tạo giá trị văn hóa truyền thống cho gốm Việt.

Tác phẩm Lân sư.

Thời mới về Bát Tràng, Nam Tước từng là một thợ giúp việc trong các chủ lò. Trong thời gian làm ở Bát Tràng, ông nhận thấy men Bát Tràng khá đẹp, tiếc là chưa ai đặt vào đúng chỗ mà màu men Bát Tràng trở nên đẹp nhất. Rồi màu men đẹp cũng cần đi kèm với kỹ năng pha chế. Bạn có thể vẽ hay, nặn đẹp nhưng nếu không biết làm men thì không hiểu nhiều về Bát Tràng. Đó cũng là lý do khiến tư duy làm gốm của ông sau này không giống ai.

Ông đã nhìn thấy những dòng men tưởng chừng như vô cùng giản đơn mà trở nên vĩ đại. Ông sử dụng nguyên liệu sản xuất đầu vào ở mức độ thấp nhất và không cầu kì, với nghĩa là loại men giản đơn và đất cũng rẻ nhất. Nhưng quan điểm làm gốm của ông là “tối giản đầu vào, cẩn trọng đầu ra và tránh xa sao chép”

Nguyên tắc gốm Trần Tước đặc biệt nói không với sao chép. Tất cả sản phẩm được làm mới dựa trên ý tưởng và cảm hứng từ những điển tích. Ông có thói quen xem mẫu trước khi làm chứ không bao giờ đặt mẫu trước và trong khi làm. Có như vậy sự sáng tạo của ông mới “nhảy múa” được với các tác phẩm sau này.

Ông Nam Tước cho rằng thật ra gốm là một bộ môn nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải đi thôi, chớ cũng không phải biết đích đến ở đâu. Nhưng cách mà ông nghĩ và cách ông làm theo quan niệm gốm sứ văn hoá là sự kế thừa. Ông lấy giá trị truyền thống trên các điển tích và đưa nó vào những sản phẩm gốm sứ mình làm ra.

Phong cách làm việc của ông bám sát kim chỉ nam là giữ gìn và phát huy tính kế thừa các giá trị văn hoá của bao thế hệ. Hướng tới tôn tạo giá trị văn hoá đích thực cho gốm Việt. Nghệ Nhân ưu tú Trần Tước có tư duy văn minh và hiện đại của người nghệ sĩ có khả năng sáng tạo đầy chất nghệ sĩ vừa luôn nghĩ lớn và làm lớn trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc văn hoá truyền thống, mong muốn thế hệ tương lai sẽ tiếp nối và phát triển sáng tạo thêm những đề tài GỐM VIỆT 

 Trứng nở: biết đâu nguồn cội, một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của triển lãm ” Linh Thú Thời Nay ” 

Tại triển lãm nghệ thuật gốm “Linh thú thời nay” Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn đã có đôi lời chia sẻ: “Trần Nam Tước là một người khá kỹ tính về nghề, từ việc lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất mang đi triển lãm, đến lựa chọn nơi triển lãm… tôi đánh giá rất cao về cách làm, cách nghĩ của Trần Nam Tước… ngày hôm nay, từ chính quyền xã, Hội Mỹ thuật Việt Nam và rất nhiều nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng, những người có uy tín… đã đến tham dự và chúc mừng. Đây là một thành công đáng mừng của anh. Những mẫu linh vật do Trần Nam Tước sáng tác được cách điệu rất nhiều dựa trên cốt mẫu xưa. Đơn cử như con nghê, không còn trầm mặc, nghiêm trang mà đã có nét tươi vui hơn, phù hợp với cuộc sống đương đại. Từ hoa văn trên mình nghê, đến đôi mắt, khuôn mặt rạng rỡ có sinh khí hơn; thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của Trần Nam Tước sau nhiều năm làm nghề.

Thêm nữa, tình yêu gốm của Trần Nam Tước luôn truyền được lửa cho những người nghệ nhân, những người yêu mỹ thuật và những khách hàng của mình. Qua bàn tay, khối óc, anh đã thổi hồn được vào tác phẩm, xây dựng một dòng nghê rất Trần Nam Tước, rất đáng yêu, sinh động, mang hàm lượng văn hoá thuần Việt rất cao”.

Triển lãm trưng bày gần 100 tác phẩm điêu khắc gốm về đề tài linh thú như “Ngựa chầu,” “Lân sư,” “Cá rồng,” “Long ngư…”.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến giá trị thẩm mỹ cao, chứa đựng thông điệp ý nghĩa về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam qua hình tượng linh thú.

Trải qua thời gian dài tiếp xúc và cảm nhận, thấy được giá trị bản sắc dân tộc qua từng tác phẩm của Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước. Với nguyện ý mong muốn được gìn giữ các nét đẹp riêng của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, nhà sưu tập Bùi Hữu Trường đã ngỏ lời từ lâu và tới nay chính thức là người được sở hữu toàn bộ các tác phẩm trong buổi triển lãm nghệ thuật gốm “Linh thú thời nay”.

Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước trao biểu trưng bộ sưu tập gốm “Linh thú thời nay” tới nhà sưu tập Bùi Hữu Trường tại buổi lễ.

“Nghê là biểu tượng linh thú, thường được bày ở hiên, đình, chùa, ngôi nhà cổ, khu văn hoá thuần Việt… đôi nghê của Trần Nam Tước làm ra luôn có những sự cách tân, sáng tạo, không hề lạc lõng, hay cóp nhặt, chắp vá mà luôn giữ được sự thuần khiết của văn hoá Việt. Mỹ thuật, hình khối, và men mầu trong từng tác phẩm của anh đạt được đến độ trân trọng của làng gốm” – Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn chia sẻ thêm.

Được biết, toàn bộ tác phẩm của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tại cuộc triển lãm nghệ thuật gốm “Linh thú thời nay” đã được một nhà sưu tập nghệ thuật đặt mua bởi yêu thích và mến mộ tài năng của anh với mong muốn: gìn giữ lại cho đời những tác phẩm quý giá.

Hoạ sĩ Nguyễn Trọng Đoan đã dành những lời khen đặc biệt cho anh: “Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước là một ngôi sao bay lạc nhưng toả sáng dị thường. Nghệ nhân thì anh thừa nhiều tiêu chuẩn để được bình chọn. Tôi gọi Trần Nam Tước là nghệ sĩ vì tài năng và sự năng động cống hiến của anh, vượt trội hơn rất nhiều nghệ sĩ gốm khác được đào tạo cơ bản qua cấp bậc đại học mà tôi biết”!

Hình ảnh tại buổi triển lãm:

Nguyễn Văn Thắng – Nguyễn Việt Hưng 

Bài viết liên quan

Phản hồi