TPHCM: Thân có khỏe thì Tâm mới an trong thời đại ngày nay
Nhiều người trong chúng ta luôn mong ước “thân tâm an lạc” và đây cũng là lời chúc mà chúng ta gửi gấm cho nhau khi gặp gỡ tiếp xúc nhau. Rõ ràng là khi thân có an thì tâm mới lạc. Ngược lại, khi tâm cứ mãi lo âu phiền muộn thì không chóng thì chầy, thân sẽ lâm vào bệnh hoạn.
Sáng ngày 1/1/2023, tại Việt Nam Quốc Tự ( Q.10, TPHCM ) đã diễn ra khóa tu Ngày An Lạc lần 2 với hai bài pháp của Thượng tọa Thích Thiện Quý và Hòa thượng Thích Viên Giác trực thuộc Ban Hoằng pháp TƯ với chủ đề: “nhìn, nghe, học, hiểu ngày Phật thành đạo”
Theo Thượng tọa Thích Thiện Quý; Thân có khỏe thì tâm mới an; Trong thời đại ngày nay ta thường nghe nhiều người, hay mệt mỏi rã rời là dấu hiệu báo cơ thể cần phải nghỉ ngơi hoặc ngủ để phục hồi sức khỏe. Thông thường sau thời gian nghỉ ngơi hoặc ngủ đủ, cơ thể sẽ hết mệt mỏi, cảm thấy sung sức, hưng phấn, làm mọi việc như ý muốn. Nhưng nếu mệt mỏi không được hóa giải, sau khi nghỉ ngơi mà ta vẫn thấy rã rời, sức khỏe không hồi phục thì có thể đã bị một rối loạn nào đó thuộc về thân thể con người. Tình trạng rối loạn này nếu kéo dài nhất thiết phải đi khám bệnh để bác sĩ khám, chuẩn đoán tìm nguyên nhân. Có khi cơ thể đã bị một số bệnh tiềm ẩn nào đó nhưng nhờ bác sĩ khám,
Thân tâm theo Phật pháp
Trong Phật pháp, thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Trước giờ chúng ta cho thân người là thật, tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là thật. Do mê lầm, chấp chặt như vậy nên chúng ta cứ lo tìm cách gom góp tài sản, của cải cho mình và con cháu mai sau. Đầu tiên ta chấp cảnh, sau êchấp thân và tâm là thường, là ngã.
Phật dạy thân người do bốn chất đất – nước – gió – lửa giả hợp mà có, song bốn chất này thường xung khắc nhau. Thân chúng ta những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước.
Phật dạy tâm người là ê nguồn của thiện – ác, thân người là rừng tội lỗi hay là rừng công đức. Khi tâm chúng ta khởi nghĩ một điều gì thì ta cho đó là chân lý, nếu có ai không chấp nhận và chống đối lại ta sẽ tức giận, mắng chửi, la hét um sùm… Từ đó, tất cả mọi mầm mống đấu tranh đều từ tâm mà ra,
Tuy nhiên, đến khi tâm có ý thức thấy được mầm đấu tranh sẽ dẫn đến sự chống đối và tìm cách sát phạt nhau, thấy được sự tác hại của nó thì tâm sẽ quay lại chính mình.
Chúng ta theo lời Phật dạy biết phán xét và thấy rõ tâm là người điều khiển nên thân mới hành động. Tâm hiểu đúng, phát ra lời nói chân chính sẽ dẫn đến hành động thiện ích. Nhưng nếu tâm tham lam, ích kỷ, keo kiết thì làm sao mở lòng giúp đỡ cho người được.
Phật khuyên dạy các đệ tử hãy tránh xa hai cực đoan:
Theo Hòa thượng Thích Viên Giác chia sẽ:
Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
Hai là tự mình ép xác, khổ hạnh quá mức, làm thân đau đớn, mệt mỏi, tâm không được thanh tịnh, sáng suốt, không xứng đáng là bậc hiền Thánh, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
Đúc kết Khóa Tu Ngày An Lạc, Thượng toạ Thích Nhật Hỷ- Trưởng ban Hoằng pháp TPHCM cho biết, Nếu ta luôn tỉnh giác hàng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.
Quí Nguyễn
PV- PGĐS tại TPHCM
Phản hồi