Tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn

Hạnh phúc không khó có được nhưng vì chúng ta thường hay cố chấp, hay chỉ trích, bơi móc và chúng ta thường ít bao giờ chấp nhận ai làm trái theo ý mình, điều đó dẫn đến sự khổ đau trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, ai cũng muốn mưu cầu về hạnh phúc cho riêng mình. Hạnh phúc không khó có được nhưng vì chúng ta thường hay cố chấp, hay chỉ trích, bơi móc và chúng ta thường ít bao giờ chấp nhận ai làm trái theo ý mình, điều đó dẫn đến sự khổ đau trong cuộc sống. Vì vậy hãy Tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn

Có một điều phải nhớ rằng: Chúng ta không biết cách để tạo hạnh phúc, giữ hạnh phúc thì thật ra chúng ta sống ở nơi nào cũng đau khổ cả. Có câu “Chín người thì mười ý”. Bản tính con người thường hay vặt vảnh rất nhiều, chúng ta hay đặt ra những sự thù vặt, đố kỵ, ghen tuông, hẹp hòi tranh giành từng chút, và những thứ này sẽ làm cho chúng ta phải lo lắng, sợ hãi và cảm thấy bâng khuâng mãi.

Cho nên sự an lạc sự hạnh phúc là cái có được trong tầm tay của chúng ta, nếu chúng ta biết cách. Còn nếu như chúng ta không biết cách thì chúng ta cứ than khổ hoài, than bất hạnh hoài rồi cho rằng cuộc đời mình bất hạnh, cuộc đời mình không hạnh phúc.

Tại sao chúng ta không ban tặng cho nhau được những gì để đem đến kỷ niệm đẹp, để nhớ mãi mà lại tạo nên thù hận rồi lại làm khổ nhau để kéo thêm các oan trái cho cuộc đời này?

Tại sao chúng ta không ban tặng cho nhau được những gì để đem đến kỷ niệm đẹp, để nhớ mãi mà lại tạo nên thù hận rồi lại làm khổ nhau để kéo thêm các oan trái cho cuộc đời này?

Ở đời, chúng ta thường dùng mọi khôn ngoan, thủ đoạn của bản thân để bóc lột người khác bằng nhiều cách, chủ yếu là để gom vào cho mình là được. Rồi chúng ta không có tha thứ cho nhau bất cứ một cái gì cả, một với một là hai có nhưng chuyện nhỏ chúng ta còn banh còn xé ra cho to há rồi có những chuyện không đáng chúng ta không tha thứ để chúng ta gây lên những oán thù kết trái. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng: Không ai sống để ăn đời ở kiếp cả, nhiều nhất chúng ta chỉ tồn tại được 100 tuổi nên có cần chi phải tranh giành, đấu đá, hận thù nhau.

Cuộc đời này vốn là vô thường. Không ai biết được ngày mai mình sẽ chết, ngày mai thế giới sẽ ra sao, chúng ta sống như một quán tính, cho nên vì vậy chúng ta không có tha ai cả, chúng ta không có rộng lượng, chúng ta không có từ tâm, chúng ta làm gì cũng cho rằng: Phải thì thôi. Và đó chính là cái chấp ngã của chính mình.

Có một câu truyện trong Phật giáo được kể rằng: Hai con gà bị nhốt trong chuồng, chuẩn bị người ta đem đi làm thịt. Để cầm hơi cho nó, người ta rải mấy hạt bắp vô đó. Hai con gà đó cùng tranh một hạt bắp, chúng mổ nhau để tranh lấy bằng được hạt bắp này mà đâu biết rằng chúng sắp chết.

Kinh điển còn diễn tả như một cái hình ảnh đặc biệt là các đàn súc vật, nhất là những đàn bò và trâu, nó tranh nhau, nó húc nhau, nhưng tất cả những con này đang bị người ta lùa vào để làm thịt mà nó không biết rằng rồi tất cả ở đây đều phải chết.

Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho mình

Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho mình

Hai câu chuyện này cũng là bài học cho mang tính triết lý. Chúng ta cũng giống như con gà hay những con trâu, con bò ấy vậy. Chúng ta tranh giành bằng mọi thủ đoạn hãm hại, ghen ghét, thù địch rồi chúng ta cứ giữ mãi trong lòng những niềm đau nỗi khổ đó, chúng ta không có một ngày an lạc, không có một phút giây cho chính mình, chúng ta khổ từ những cái như thế.

– Vì thế, nếu chúng ta chỉ cần sống biết tha thứ một chút thôi thì sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều và cuộc sống bình an hơn rất nhiều. Nhưng mà ít có ai đủ can đảm để tha thứ người khác lắm. Tại vì sao vậy? Tại vì bản ngã của mỗi người nó lớn quá, bất cần tất cả những lời khuyên răn. Chúng ta đừng buộc tất cả mọi người phải nuông chiều vào với mình nghĩ.

– Ông bà ta dạy muốn cởi mở lòng người, trước thì phải cởi mở lòng mình. Vì vậy hãy tập tha thứ với nhau đi, tức là trước hết chúng ta tha thứ những chuyện nhỏ thôi. Chúng ta không ai ăn đời ở kiếp với nhau mãi được. Vì vậy tại sao chúng ta không ban tặng cho nhau được những gì để đem đến kỷ niệm đẹp, để nhớ mãi mà lại tạo nên thù hận rồi lại làm khổ nhau để kéo thêm các oan trái cho cuộc đời này?

Sống là không phải để tranh giành với nhau mà hưởng thụ.

Sống là không phải để tranh giành với nhau mà hưởng thụ.

Đời là vô thường, mọi thứ đều có thể xảy ra mà chúng ta không tận dụng các thời gian để làm việc tốt để sống cho nhau, để hy sinh để làm cái gì cho cuộc đời đó mà chúng ta tận dụng thời gian đó, để tranh giành để cướp đoạt để hơn thua và hơn thua để làm gì cuối cùng chúng ta cũng nằm chết dưới ba tấc đất và không mang theo được thứ gì.

Chẳng hạn như sóng thần, động đất ở Nhật Bản, có ai biết được rằng chỉ một đêm thôi họ mất đi mọi thứ, ngay cả tính mạng của mình? Có ai biết được những cơn sóng, những trận động đất đó lấy đi tất cả của cải, sinh mạng của hàng nghìn người.

Vì thế, cuộc sống không quá dài và chúng ta không có đủ thời gian để ngồi đó ôm chặt thù hận, ganh ghét nhau rồi tự tạo cho mình sự bất an trong lòng. Có một câu nói rất hay “Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho mình”. Bởi nếu cứ để mãi sự thù hận gậm nhấm hoài trong con người của mình rồi ngu khôn dại khờ này nó làm cho bản thân mình ngăn cách hết rồi không có một đời sống thánh thiện minh triết.

Cho nên, là người Phật tử, chúng ta phải tự dặn lòng rằng nếu điều đó chúng ta chen vào mà làm khổ người khác không có ích lợi gì cho cộng đồng và cho tập thể, thì bằng một lòng vui vẻ hoan hỉ nên nhường bước cho mọi người. Mà nếu người ta an vui hạnh phúc được mình cảm thấy hạnh phúc được, con người mình sẽ thành tựu trên con đường tu tập rất lớn và sống như vậy mới chính xác đúng nghĩa là một con người.

Bởi cái hạnh phúc và đau khổ nó lệ thuộc rất lớn vào thái độ, tâm trạng của chúng ta chứ không phải là thực tế đó. Thực tế đó chỉ là một phần thôi, còn cái quan trọng nhất là ở cõi lòng, lương tâm và suy nghĩ của mỗi con người, cũng một việc nếu chúng ta suy nghĩ tích cực thì nó lại là cái vui, cái tốt, một việc chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ sẽ trở nên chán nản, ưu sầu, đau khổ, thù hận.

Hạnh phúc không khó có được nhưng vì chúng ta thường hay cố chấp, hay chỉ trích, bơi móc và chúng ta thường ít bao giờ chấp nhận ai làm trái theo ý mình, điều đó dẫn đến sự khổ đau trong cuộc sống.

Hạnh phúc không khó có được nhưng vì chúng ta thường hay cố chấp, hay chỉ trích, bơi móc và chúng ta thường ít bao giờ chấp nhận ai làm trái theo ý mình, điều đó dẫn đến sự khổ đau trong cuộc sống.

Cho nên có một nhà thơ nói rằng:

Tâm thần ta một cõi riêng,

Nó là Địa ngục, cảnh Tiên trên đời.

Cảnh Tiên nhờ nó vui tươi,

Địa ngục vì nó thành nơi đoạ đày

Tức là ở trong lòng chúng ta cái vui cái buồn này nó lệ rất lớn vào ta, vui cũng nó, trở thành cảnh tiên cũng nó mà trở thành địa ngục cũng nó. Như vậy khi nếu chúng ta thích mình an lạc, thích mình hạnh phúc thì hãy cho cái đầu mình làm việc theo cái hướng để hạnh phúc để an lạc, đừng bắt nó phải tư duy theo cái hướng là thù hận, khôn dại, được mất, ghét bỏ, ghanh tỵ rồi mất ăn mất ngủ và khổ đau. Đó là vì sao những người sống vì người khác, chúng ta thấy rất là thiệt thòi nhưng mà họ lại ăn ngon ngủ ngon một cách bình thường. Còn người thì khôn quá, gom vào quá, trái lại cuối cùng mình chẳng được gì cả, nghĩ là được nhưng mà không được gì hết.

Minh chứng cho đều này chính là hình ảnh của người Nhật Bản. Họ sống không tranh giành với nhau quá đáng, khi động đất cái nhà rung rung mà họ vẫn sấp hàng nhường nhau để mọi người được xuống. Hoặc văn hóa của người Phương Tây, cho dù bất kỳ một tai nạn một biến cố nào xảy ra phần lớn người phương Tây giành cho trẻ em và người phụ nữ và người già đi trước rồi thanh niên ở lại. Điều này thể hiện rất rõ trong chiếc tàu lịch sử Titanic.

Tóm lại, sống là không phải để tranh giành với nhau mà hưởng thụ. Nếu tất cả mọi con người chúng ta đều có ý nghĩ tha thứ nhau một chút thì cho dù sống ở trần gian cũng cảm thấy như cõi trời, vẫn cảm thấy như cõi cực lạc mà không cần một vị Phật hay ông Trời nào xuống đây để can thiệp vào sự hạnh phúc này. Cho nên hãy biết tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn.

ST

Bài viết liên quan

Phản hồi