Tầm sư học đạo
Đạo Phật không bắt buộc mỗi Phật tử phải chỉ có một vị bổn sư mà thôi, các Phật tử có thể cầu pháp ở bất cứ vị sư hay ni nào, để tự thăng tiến trên đường tu tập. Cho nên, từ lúc theo học “i tờ” đầu tiên ở chùa làng,
Nàng Antưnai Xulaimanôvna ngày xưa, nay là bà viện sĩ , nhà lãnh đạo, một ngày lễ trọng đại nào đó, bà đã không thăm những học viện có tiếng tăm, bà lại trở về thăm mái trường xưa – với tâm trạng không phải “vinh quy về làng” mà chỉ để tìm lại người thầy đầu tiên , người đầu tiên dạy cho nàng tập tễnh viết và đọc những chữ cái đầu tiên mà nếu không có những chữ đầu tiên ấy, bà đã không thể nào có học vị ngày hôm nay . (Trích phỏng ý từ tác phẩm Người Thầy đầu tiên – Ajmatov)
Ngày xưa , lũ trẻ trong làng tôi cũng chỉ do một ông giáo già ở làng dạy dỗ, chúng tôi không có sự chọn lựa để tầm cầu người thầy nào khác, tại địa phương nào đó .
Từ chỗ “i tờ” , chúng tôi lớn lên, mỗi người một mảnh trong sự phân công xã hội của dòng đời , kẻ tiến sĩ, người kỹ sư, kẻ bác sĩ, người luật sư, chí ít cũng tốt nghiệp cấp II. Ngày thầy giáo hàng năm, chúng tôi không bao giờ quên ơn người thầy đầu tiên ở bước đầu tiên ấy .
Thấm thoát theo dòng thời gian, chúng tôi cũng lần lượt đến lúc phải đối diện với những vấn đề không thuộc về thế gian naỳ, vấn đề mà thế gian này không thể giải quyết được .
Chúng tôi muốn tầm cầu một nơi nào đó để chỉ cho cách giải quyết, nhưng không biết tìm đâu ?
“Ô hay ! Vì sao ta đến chốn này ?
Quay cuồng mãi hoài, có gì vui ? (Vũ Thành An)
Có kẻ khuyên chúng tôi tìm thầy để qui y . Chúng cũng đi nhiều nơi gìa lam, nhưng sao thấy lòng do dự . Ai là chân sư của chúng tôi ?
Thật trớ trêu thay, kẻ muốn học “i tờ” , kẻ chẳng biết gì về Phật học, lại đi tìm và chọn lựa thầy bổn sư !!! Cũng như trẻ thơ tập tễnh bước đi, đi tìm cô bảo mẫu !!!
Vì sao ? Chắc là vì tuổi thơ không có sự chọn lựa, mà tuổi lớn lên lại có sự chọn lựa ? Phải chăng tuổi thơ có được “hạnh anh nhi” ?.
Con người lớn dần lên, tập nhiễm từ xã hội các bậc thang giá trị xã hội và đồng thời cũng khẳng định vị trí cùa mình trong bậc thang ấy, đó là sự đòi hỏi của cái “tôi” , được đánh dấu bằng một vài sự phát triển về trình độ học vấn, kiến thức, năng khiếu , các mối quan hệ riêng tư trong xã hội và sự kết hôn .
Có phải con người lựa chọn bạn đời bằng “hạp nhãn”, đồng thời “hạp với những tiêu chuẩn thầm kín” trong mỗi người ?
Thông thường, những tiêu chuẩn mà người ta hay dựa vào để tìm thầy là :
Danh : họ tìm đến những người thầy nổi danh như thầy Nhất Hạnh, thầy Thanh Từ, thầy Nhật Từ ….., bởi vì trong họ, danh là niềm tin và là sự mong đợi của họ .
Trú xứ hoặc/và Ngoại hình : họ tìm đến những người thầy mà họ “hạp nhãn” hoặc/và những chùa to Phật lớn, trông huy hoàng , hoành tráng , bởi vì trong họ, hình thức là niềm tin và là sự mong đợi của họ
Cách nói năng hoặc/và Trình độ : họ tìm đến những người thầy nổi danh thuyết pháp như đức Đạt Lai Lạt Ma, hoặc những người thầy có học vị học hàm như thầy Nhật Từ , thầy Tuệ Sỹ ….., bởi vì trong họ, tri thức là niềm tin và là sự mong đợi của họ.
Và như thế, mỗi người mang theo “niềm tin & sự mong đợi” đó để tìm vị bổn sư . Nhưng ngược lại, cũng có ít vị thầy tìm đệ tử cũng qua danh, quyền lực, tài lực hay trí lực.Và như vậy, chiếc chìa khoá và ổ khoá đã ngẫu nhiên tìm gặp nhau , như dường như đã được xếp đặt sẵn .
Điều này không sai, nhưng cũng chẳng đúng. Vì làm sao kẻ chẵng biết gì về Phật học lại có “tiêu chuẩn” để chọn thầy ? Làm sao vị thầy lại có thể chọn đệ tử bằng cách “xem mặt, bắt hình dong?” . Nhưng lại, nếu thiếu vắng lòng yêu thương, sự gắn kết giữa thầy trò , thì làm sao thầy có thể truyền cảm hứng cho trò, và trò có thể “nhập tâm” các lời chỉ dạy của vị thầy .
Thường, thì đa số những trường hợp là đúng , vì đó là qui luật khách quan của tâm lý giáo dục thế gian (và cũng có thể là qui luật nghiệp chiêu cảm nhà Phật) , nhưng cũng có những hiện tượng rời rạc , mà người trò sau cùng, lại không “ưng” một vài điểm nào đó của ông thầy do chính họ chọn lựa . Nhiều người vẫn ở lại với bổn sư với những mắc mứu nhỏ nhoi, nhưng vài người bỏ đi tiếp tục tìm vị thầy khác . Có người có đến ba hay bốn vị thầy !
Vì sao ? Có thể vì những tiêu chuẩn của họ là lý tưởng quá sức, dù họ chẳng biết Phật học, nhưng họ cứ chấp rằng, những vị thầy phải là những ông Phật sống !!!
Họ đã quên đi ông sư già giản dị ở chùa làng, mái chùa tuy không hoành tráng, những mái chùa đã tiếp nối nhau để che chở hồn dân tộc từ ngàn năm, từ lúc lập nước .
Thế cho nên, phương pháp dễ nhất và nhanh nhất để chọn lựa vị bổn sư là :
Đối với những người cầu danh – những Di Lặc Bồ tát tương lai – hãy vào chính điện ngôi chùa làng mà qui y thẳng với … Đức Thích Ca Mâu Ni . Vì Ngài đã nổi danh khắp hành tinh này rồi .
Đối với những người cầu “tướng” – hãy vào chính điện ngôi chùa làng mà qui y thẳng với … Đức Phật A Di Đà . Vì Ngài cũng đủ 80 vẻ đẹp, 32 tướng tốt và cũng đã xây dựng cả một thế giới cực lạc cực kỳ hoành tráng rồi .
Đối với những người cầu tri thức – hãy vào chính điện ngôi chùa làng mà qui y thẳng với … Đức Thích Ca Mâu Ni . Vì Ngài đã nổi danh khắp hành tinh này về trí tuệ và nhân cách rồi .
Quy y như thế, nên nhờ sư trụ trì làm lễ chứng minh là tốt nhất . Nếu muốn có một pháp danh nghe “hoành tráng“, hãy tự đặt ra và phải hứa với chư Phật là ta phải xứng đáng với pháp danh ấy .
Đạo Phật không bắt buộc mỗi Phật tử phải chỉ có một vị bổn sư mà thôi, các Phật tử có thể cầu pháp ở bất cứ vị sư hay ni nào, để tự thăng tiến trên đường tu tập . Cho nên, từ lúc theo học “i tờ” đầu tiên ở chùa làng, Phật tử có thể đạt đến những trình độ cao hơn qua năm tháng tự học, tự tu với nhiều vị y chỉ sư . Nhất là ngày nay, vô số website Phật học sẵn có, để Phật tử có thễ tham cứu .
Thế cho nên, một Đại Sư Kim Cang Thừa đã khuyên rằng : “Để đạt đến bờ bên kia, ta cần phải có một Bậc Đạo Sư để làm nguồn cảm hứng mạnh mẽ, vô biên . ….Giáo pháp đã hiện diện trong hơn 26 thế kỷ nay, chân lý tuyệt đối tối hậu thì vẫn hiện hữu , thế nhưng, sự quan trọng cốt yếu là chúng có hiện diện trong tâm ta hay không , có sống động trong những hành vi thân, khẩu, ý của ta hay không” .
Do vậy , ngoài giáo pháp , ngoài cuộc đời gương mẫu và trí tuệ của vị Đạo Sư đã, đang và sẽ “in vết” sâu đậm trong tâm thức ta , mà ta đã biết rằng, tâm dẫn đầu các pháp, đó là – TÂM – bậc Đạo Sư trong ta .
Hãy đánh thức Đạo sư trong ta và thể nhập với Bậc Đạo Sư của Pháp . Bởi vì, cho dù thực tế, bậc Đạo sư của ta không thực sự là một vị Phật, nhưng nếu ngày nào mà ta có thể coi vị Đạo sư này đích thật là một vị Phật, thì ta sẽ có được niềm cảm hứng như là từ một Đức Phật thật sự . Lúc ấy, tự ta có thể ngưng việc nhìn thấy các lỗi lầm của vị Đạo sư và sẽ chỉ nhận ra những phẩm tính vĩ đại của Ngài .
“Hãy nghĩ suy và quán chiếu vì sao Bồ Tát Thường Bất Khinh lại hành xứ như thế ?
Hãy suy nghĩ, hành động và nói năng như một Bậc Đạo Sư, một Bồ tát Trí Đức vẹn toàn .
Hãy Thiền quán như thế một cách liên tục, miên mật và mãi mãi “
Vậy, hãy thế đi, hãy quay về mái chùa nào gần nhất và đánh thức vị Đạo sư trong ta, vị ấy sẽ dẫn ta đến niềm tin và sự mong đợi chân chánh của ta.
Tâm Nhẫn
Phản hồi