Tấm gương hiếu hạnh Tổ Tánh Thiên Nhất Định – Chùa Từ Hiếu
Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu ghi rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.
Năm 1843, Hòa thượng Nhất Định, từ bỏ chức vụ “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” trong Hoàng Cung, sau cáo lão lui về ở ẩn để nuôi dưỡng mẹ già. Là người con có hiếu.
Tương truyền rằng có lần mẹ già ốm yếu, lâm bệnh nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng mãi vẫn không khỏi, nên phải bồi dưỡng thịt, cá để chóng lành, hàng ngày ông phải chống gậy băng rừng vượt qua 5km để mua thịt, cá mang về cho mẹ già ăn. Người dân thiên hạ đồn đoán là Hòa thượng nhưng lại ăn mặn, bỏ ngoài tai những lời nói ấy, ông vẫn tận tâm chăm sóc mẹ già.
Câu chuyện đến được tai của vua Tự Đức, vốn là người con hiếu thảo, khi biết được chuyện nhà vua liền lấy lòng cảm kích trước tấm lòng của hòa thượng Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”.
Đến năm 1848, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, triều đình thấu hiểu lòng hiếu thảo, đức độ của vị sư này, nên cho người mở rộng và tu sửa Thảo Am thành chùa Từ Hiếu.
Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu còn ghi rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. Đối với người Huế, đây là câu chuyện cảm động về tình phụ tử, và từ đó chùa Từ Hiếu được cho là chốn an yên, thiền môn về đạo hiếu trong suốt thời gian qua.
Phản hồi