Sát sanh chịu ác báo

Khi con trâu đi ngang trước cửa nhà phú hộ, nhìn thấy người chủ của nhà ấy, bỗng nhiên hai chân quỳ xuống, nước mắt chảy đầm đìa, như muốn xin người kia cứu mạng. Ông phú hộ thấy tình cảnh như thế, cảm động vô cùng, hỏi người đồ tể đã mua con trâu này với giá bao nhiêu?

Có một người làm nghề đồ tể ở huyện Lâm Thanh – Đông Sơn. Một hôm, người ấy đem tiền mua một con trâu. Con trâu linh tính tự biết mình sẽ bị giết chết nên đứng hoài không chịu đi. Người kia nắm dây mũi kéo mạnh rồi đánh con trâu túi bụi, con trâu cố né đòn roi và nhất định không đi, cho đến khi sức gượng yếu dần, thế rồi để mặc cho người đồ tể kia kéo lôi quát tháo.

Khi con trâu đi ngang trước cửa nhà phú hộ, nhìn thấy người chủ của nhà ấy, bỗng nhiên hai chân quỳ xuống, nước mắt chảy đầm đìa, như muốn xin người kia cứu mạng. Ông phú hộ thấy tình cảnh như thế, cảm động vô cùng, hỏi người đồ tể đã mua con trâu này với giá bao nhiêu? Đáp: Tám vạn quan tiền. Ông phú hộ ngỏ ý mua lại con trâu ấy để cứu mạng nó. Nhưng người đồ tể vì giận con trâu quá ương ngạnh, trì trệ không đi, làm ông mệt nhọc, nên nhất định không bán. Phú ông cứ năn nỉ mãi, song người ấy một mực từ chối, còn nói: “Bởi vì con trâu này đáng ghét, nên tôi nhất định đem nó về làm thịt mới hả giận của tôi”. Con trâu nghe lời người đồ tể nói, biết không còn hy vọng nào sống sót, liền từ từ bước đi theo ông.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người đồ tể giết trâu xong, đem thịt trâu bỏ vào trong nồi chưng nấu, rồi về phòng ngủ một giấc. Đến 3 giờ sáng ngày hôm sau mới đi xuống bếp nếm thử vị mặn lạt của nồi thịt trâu, nhưng đi lâu rồi mà chưa trở lại phòng ngủ tiếp. Vợ người đồ tể thấy kỳ lạ, nên đi tìm. Vừa bước xuống nhà sau, bà ấy liền hoảng kinh hồn vía. Trời ơi! Nửa phần trên của chồng bà đã đâm đầu vào trong chảo, bị chưng nấu chung với nồi thịt trâu.

Thử nghĩ xem! Tất cả loài động vật cũng như con người đều tham sống sợ chết, thấy con trâu sợ hãi khi biết mình sẽ bị giết, đồ tể đã không có lòng thương xót, trở lại còn thêm lòng sân hận, ắt là nghiệp sát của người đồ tể này quá nhiều. Khi ấy, nỗi oán hận trong lòng của con trâu, rõ ràng thêm sâu. Hai nỗi sân hận đồng cảm với nhau, nên đồng chung số phận bị chưng nấu.

Trích sách “Công Đức Phóng Sanh” – Tác giả: Pháp Sư Viên Nhân

Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến

Bài viết liên quan

Phản hồi