Phật pháp chỉ 3 đặc điểm thường thấy ở người có tâm dục nặng
Trên đời này, những người mang chính tín và chính niệm trong tâm đều tin rằng “tà dâm” là tội ác lớn nhất. Đó là lý do mà người xưa thường nói “bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ”.
Trong Phật giáo, dù là cư sĩ tại gia hay tăng nhân xuất gia, nếu vi phạm giới luật này thì đều không thể tha thứ, phải gánh chịu những báo ứng nghiêm trọng.
Kinh Phật cũng ghi: “Trừ dâm tức thị tịnh tính thân”, diệt trừ tà dâm tức là tịnh hóa tâm tính và thân thể. Người xưa cũng thường nói rằng trên đầu chữ “sắc” có một lưỡi dao. Việc xác định xem một người có tâm dâm dục nặng hay không có thể phán đoán qua một số đặc điểm.
Ảnh minh họa.
Người dễ cáu kỉnh
Trong tư tưởng Phật giáo, mắt ưa mỹ sắc và thích hành dâm đồng dạng với ngọn lửa dục. Chính vì sự nghiêm trọng này mà nhiều người có đạo hạnh đã đặt tên cho những thứ như sắc dục, hình tướng và tên gọi của những thứ sắc dục này được gọi là “dục hỏa”.
Trong cuộc sống cũng có câu “dục hỏa phần thân”, tức là nếu lòng tham của một người quá mãnh liệt thì giống như có một loại lửa muốn đốt cháy người đó. Nóng giận và cáu kỉnh có thể dễ dàng kích hoạt “tâm dâm dục” của một người. Vì vậy, những người dâm dục nặng sẽ có nghiệp lực lớn hơn và đặc biệt là dễ nổi giận.
Một người dễ nổi giận không chỉ làm tổn thương những người xung quanh, làm những điều tổn hại đến phước lành của mình mà sức khỏe của chính mình cũng dễ bị tổn hại.
Vì vậy, nếu một người có tu luyện bản thân và nhân cách đạo đức cao, khi nhận ra bản thân mình có tâm dâm dục sẽ cố gắng tránh xa nó như cách họ tránh xa khỏi hố lửa. Nếu không thì chẳng khác nào tự mình nhảy vào hố lửa, tự mình gây ra những thiệt hại không thể cứu vãn.
Đam mê dục vọng
Kinh Phật cũng có nhắc đến, nếu tâm dâm dục không trừ bỏ được thì không siêu xuất khỏi cõi hồng trần, cho dù có sáng suốt thiền định đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ lạc vào con đường ma quỷ.
Điều này cho thấy dục vọng gây ra hậu quả rất nặng nề cho con người. Tất nhiên, con người sẽ có những ham muốn riêng ở mức độ nào đó, nhưng phải biết kiềm chế, không buông thả quá mức. Khi một người đầy tham lam và không biết cách kiềm chế sẽ rơi vào vực thẳm của dục vọng và không thể tự giải thoát được.
Chẳng hạn, hiện nay có nhiều người thích phô trương sự giàu có, theo đuổi những thương hiệu nổi tiếng và muốn sở hữu những chiếc điện thoại di động cao cấp mới nhất trên thị trường. Nhưng khi tiền lương của mình không thể nào mua được những món đồ xa xỉ đó, có một số phụ nữ sẽ chọn cách bán thân để đổi lấy những hiện vật phù phiếm này.
Ảnh minh họa.
“Vạn ác dâm vi thủ”, một khi con người vượt quá ranh giới đạo đức, họ đang đẩy nhanh việc tổn hao phúc báo vốn có của mình. Hành động này tương đương với tự làm hại tương lai của bản thân.
Vì vậy, kết quả của việc chiều theo dục vọng của bản thân thường dẫn con người đến con đường không thể quay lại, đánh mất đi sự tự do ban đầu và tương lai tươi sáng. Ham muốn quá nhiều sẽ dần dần ăn mòn tấm lòng nhân hậu của con người, đến khi thức tỉnh thì thường đã quá muộn.
Những người có nhiều dục vọng phải quyết tâm giới cấm, trừ bỏ nó, để tự nhiên tránh xa “ dâm dục”, giảm bớt những quả ác thì phúc báo sẽ tự đến.
Coi thường cuộc sống
Có những người coi nhẹ sinh mệnh, thường xuyên làm tổn thương đến những sinh linh khác, thậm chí giết hại chúng. Mỗi sinh mệnh đều rất trân quý, nếu không biết trân quý những sinh mệnh khác thì chỉ tạo nghiệp nặng và tội lỗi lớn cho chính mình.
Người xưa luôn rất coi trọng sinh mệnh, dù ngư dân đánh cá hay là đồ tể giết thịt gia súc thì cũng là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người, ý thức rằng chúng là những sinh mạng duy trì cuộc sống của họ.
Nhưng trong xã hội ngày nay, khi đạo đức ngày càng giảm sút, nhiều người vô cớ ngược đãi chó mèo, thậm chí không ngại giết người vì tiền. Mặc dù có những người không thực hiện những hành vi đó một cách trực tiếp, nhưng để thỏa mãn cơn thèm ăn và dục vọng của mình, họ lại ra lệnh cho người khác làm, điều này cũng đã gieo cho mình một nghiệp ác rất lớn, một ngày nào đó sẽ phải chịu quả báo.
Phản hồi