Phật giáo nguyên thủy có ăn chay không?
PGĐS – Theo quan điểm của đa số Phật tử Việt Nam đã là người tu hành sẽ không được ăn thịt, cá..nếu ăn thịt thì sẽ không phải kẻ tu hành. Trong Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) không có quan niệm ăn chay giới cấm ăn thịt cá dù có giới cấm sát sinh.
Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, miễn sao Phật tử ăn có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp cho nên Phật giáo Nguyên thủy không đặt nặng vấn đề ăn chay, ăn mặn mà là việc quan trọng cho sự tu hành
Từ đó tất cả hàng triệu người chư Tăng Nam Tông ở các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Miến Điện, Cao Miên, Ai Lao và cả ở Việt Nam đều tiếp tục duy trì truyền thống này. Chỉ ăn chay niệm Phật vào ngày rằm hoặc mùng 1, còn những ngày còn lại họ ăn uống bình thường, sẽ có những người ăn chay trường và không cho phép bản thân tự mình sát sinh.
Đối với Phật giáo Nguyên thủy thì tất cả đều không có quan niệm về chay mặn, chỉ có quan niệm Tịnh nhục. Tịnh nhục tức là chư Tăng và Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy có thể ăn thịt nhưng không được giết hại sinh vật và là người khuyến khích người khác sát sinh.
Còn riêng đối với Phật giáo Đại thừa tăng sĩ sẽ không ăn các loại thịt mà thực hiện ăn chay trường, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả tức ăn chay là nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là đối với tăng sĩ còn đối với Phật tử tại gia thì việc ăn chay trường sẽ được khích lệ, còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày rằm và mùng một.
Nói tóm lại thì Phật giáo Nguyên Thủy tin tưởng rằng, không có một giới luật khắt khe nào trong Phật giáo cho rằng là tín đồ của Đức Phật thì không nên ăn thịt cá và bắt tất cả người Phật tử phải ăn chay. Mà chính bản thân họ cũng tin rằng, Đức Phật chỉ khuyên là các Phật tử không nên liên quan vào việc sát sanh có dụng ý hoặc không nên yêu cầu người khác sát sanh bất cứ chúng sanh nào cho mình ăn.
Qua đây ta thấy quan điểm về việc ăn chay và ăn mặn của người tu hành dù theo trường phái Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam truyền) hay theo Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc truyền) thì đều sẽ có nguồn gốc và những quy tắc nhất định mà tăng ni Phật tử cần tuân theo.
Phản hồi