Ninh Bình: Chư Tôn đức Tăng Ni tác pháp hậu An cư

PGĐS – Ngày 3 tháng 7 năm 2023 (nhằm ngày 16/5 Quý Mão), Tăng Ni Phật giáo tỉnh Ninh Bình đồng loạt tác pháp hậu an cư tại ba điểm, đó là chùa Yên Vệ (huyện Yên Khánh); Tổ Kim Liên, còn gọi là chùa Đồng Đắc (huyện Kim Sơn) và chùa Hồng An (huyện Nho Quan). 

Theo tinh thần Luật do đức Phật quy định, trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư Tăng không được đi hành hóa các nơi; hơn nữa do vì trong thời gian này, các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để không sát thương các vật đó, chư đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa thiền tu học.

Theo đó, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện, đạo tràng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã y Pháp, y Luật, cùng vân tập về một trong ba điểm: chùa Yên Vệ (huyện Yên Khánh); chốn Tổ Kim Liên – chùa Đồng Đắc (huyện Kim Sơn) và chùa Hồng An (huyện Nho Quan) để tác pháp hậu an cư, bắt đầu thời khóa tu học nghiêm mật, tinh cần, un đúc đạo tâm, trau dồi đạo hạnh, lấy đó là nguồn năng lượng tích cực, cũng là hàng rào phòng hộ thân tâm chính mình trên bước đường hoằng hóa.

Ban Chứng minh Khóa an cư kết hạ, gồm có:

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Điện – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Đường chủ Trường hạ cơ sở II; Hòa thượng Thích Thanh Tình – Đường chủ Trường hạ cơ sở I; Thượng tọa Thích Thanh Kim – Đường chủ Trường hạ cơ sở III; Thượng tọa Thích Thanh Chiến – Thủ tọa Trường hạ cơ sở I.

Ban chỉ đạo an cư kết hạ Phật giáo tỉnh, gồm có:

Thượng tọa Thích Minh Quang – Trưởng Ban chỉ đạo; Thượng tọa Thích Trí Như – Phó Trưởng ban chỉ đạo; Thượng tọa Thích Thanh Mạnh – Phó Trưởng ban chỉ đạo, Thủ tọa Trường hạ cơ sở II; Thượng tọa Thích Thanh Dũng – Phó Trưởng ban chỉ đạo; Thượng tọa Thích Đức Lợi – Ủy viên Ban chỉ đạo, Thủ tọa Trường hạ cơ sở III; Đại đức Thích Minh Phúc – Thư ký Ban chỉ đạo, Chánh Duy-na Trường hạ cơ sở III;…

Chư Tôn đức Tăng Ni tác pháp hậu an cư

Tại trường hạ CS I – chùa Vệ, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có 105 hành giả an cư kết hạ, Hòa thượng Thích Thanh Tình đương vi ngôi Đường chủ; Trường hạ CS II – Tổ đình Kim Liên (chùa Đồng Đắc), xã Đồng Hướng Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có 86 hành giả an cư, Hòa thượng Thích Thọ Lạc đương vi ngôi Đường chủ; và trường hạ CS III – chùa Hồng An, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có 37 hành giả an cư kết hạ, Thượng tọa Thích Tuệ Cuông đương vi ngôi vị Đường chủ.

Như Luật Phật chế, trong thời gian 3 tháng hạ, chia làm hai giai đoạn, đó là giai đoạn tiền an cư và giai đoạn hậu an cư. Mùa an cư có một ý nghĩa quan trọng là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ tại một trú xứ (hòa hợp tịnh trú), thắng tiến tu học nhờ học tập, thảo luận giới pháp và thực hành thiền địnhNhiệm vụ các Tỳ-kheo sống chung là phải giáo giới lẫn nhau, cử tội và sách tấn nhau tu họcĐức Phật luôn ca ngợi đời sống thiểu dục tri túc của các Tỳ-kheo, sống cách xa những nơi ồn ào náo nhiệt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng một Tỳ-kheo nên sống tách biệt ngoài cộng đồng Tăng lữ. Sống chung và hòa hợp trong cuộc sống thánh thiện cao cả, giáo giới và sách tấn lẫn nhau, đó là sinh mạng của Tăng đoàn.

Đời sống của một Tỳ-kheo là sống không gia đình, được kết nối nhau thành một cộng đồng thống nhất bằng giới bổn (Pratimoksa) mà tất cả phải cùng nhau đọc tụng trong mỗi nửa tháng. Và sự hòa hợp ấy được củng cố bằng ba tháng an cư. Trong ý nghĩa sâu xaan cư là sinh mạng tồn tại của Chánh pháp được duy trì bằng đời sống thanh tịnh và hòa hợp của Tăng-già. Chừng nào chúng Tỳ-kheo còn nhiệt thành trong phận sự an cư ba tháng thì bấy giờ Chánh pháp vẫn còn là sức sống phong phú để loài người làm nơi quy ngưỡng và xây dựng một thế giới an lành.

Một vài hình ảnh ghi nhận tại buổi tác pháp hậu an cư:

 

Tin/ảnh: Nhuận Hoàng

Bài viết liên quan

Phản hồi