Nhận thức về chân lý trong đạo Phật
Nhận thức về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu về đạo Phật. Đây được xem là vấn đề bận tâm nhất của nhà Phật. Có thể thấy nhận thức về chân lý trong đạo Phật thực chất là nhận ra bản thể cũng như chân tâm của chính mình tức là giác ngộ. Để đạt được mục đích đấy bản thân người học đạo phải tự mình chứng ngộ lấy chân lý thông qua con đường trực giác. Với mục đích giải thoát những đau khổ tinh thần nơi trần thế cho con người.
Chân lý là gì?
Chân lý là một sự thật của loài người luôn đúng và có thể tồn tại theo thời gian cũng như giúp con người thoát khổ và bất tử khi áp dụng thực hành nó.
Tính nhân bản của đạo Phật
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi và phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo chính là hướng con người đến chân hạnh phúc và để có thể thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao. Với phương pháp giáo dục này thì Đức Phật muốn con người tự làm chủ mình và không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào bằng trí tuệ, kiến thức hay quan điểm đúng đắn hoặc cái nhìn chân thật mà con người tự định hướng cho chính mình và có thể tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá trị lớn lao chính là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người và hướng họ đến chỗ an lạc.
Chân lý là sự thật phù hợp với điều kiện thực tế
Đức Phật dạy rằng tri thức đúng đắn về thực tại chính là chân lý và hơn nữa trí tuệ là để nhận biết sự vật đúng như thật. Một tuyên bố được cho là thật khi nó phải phù hợp với điều kiện thực tế hay bởi vì điều kiện thực tế chính là đối tượng của tri thức nhận lãnh.
Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Phật giáo Việt Nam vẫn luôn sống trong lòng dân tộc nó thịnh suy theo vận đất nước, Phật giáo chắc chắn có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập cũng như làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ và đạo đức cho tất cả mọi người. Đối với Phật giáo thì con người vốn là một chúng sanh ưu việt và có rất nhiều tiềm năng phi thường, nếu bản thân chúng ta khéo triển khai thì chắc chắn không gì không thể thực hiện được trên cõi đời này. Như vậy chúng ta có thể nói rằng Phật giáo chính là đạo của con người và xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì con người mà ngài khai thị chân lý cũng như hướng dẫn con người đi đến cuộc sống thực sự an vui và hạnh phúc.
Chân lý là nói lên sự thật
Ai cũng biết rằng để có một đời sống an lạc và hạnh phúc thì chắc chắn ai cũng cần phải giữ gìn lời nói thành thật hay tránh nói sai sự thật. Nói lời chân thật là đem lại hạnh phúc và an lạc cho chính mình cũng như mọi người xung quanh. Trong xã hội cũng vậy việc nói sai sự thật chắc chắn có nguy cơ gây bất ổn xã hội. Do vậy nói thành thật là một trong những yếu tố căn bản và cần thiết để xây dựng một xã hội văn minh và hạnh phúc. Trong Phật giáo thì nói lời chân thật là một trong những giới điều căn bản của những người Phật tử. Ngoài việc tuân giữ giới nói lời chân thật thì bản thân người Phật tử còn phải giữ gìn thêm những điều đi kèm đó là không nói lời thêu dệt có thể gây chia rẽ cũng như bất hòa trong xã hội. Mỗi người con Phật chắc chắn không được nói lời hung ác mà phải nói lời tử tế và chân thật không khoa trương.
Nhận thức đạo Phật về chân lý. Đó là những gợi ý hay chỉ dẫn cũng như cách thức diễn đạt được tìm thấy trong kinh tạng nhằm thuyết minh về vấn đề chân lý. Chân lý sẽ hoàn toàn mất đi ý nghĩa nếu không đặt trong một ngữ cảnh thực tế và không đưa đến lợi ích và mục tiêu giải thoát. Ở đây bản thân mỗi người cần nhận thấy rằng những gì Đức Phật giảng dạy không nằm ngoài những vấn đề căn bản của đời sống và những điều có thể nhận biết dựa trên kinh nghiệm cũng như sự thực chứng làm cơ sở cho vấn đề nhận thức đúng đắn để đưa đến chỗ giải thoát. Thực sự thì Đức Phật rất khắt khe trong việc chỉ ra một điều gì đó hay một nhận thức nào đó là chân lý khi chưa có những nhận thức căn bản làm nền tảng cho nhận thức cao hơn về giáo Pháp.
Thích Vạn Năng
Phản hồi