Không bám víu
Có rất nhiều tu viện rộng lớn, nhưng đất đai tài sản của tu viện thì là hoàn toàn do cư sĩ Phật tử đứng tên sở hữu và lo mọi việc đối ngoại. Vì theo giới luật, chư Tăng (Tỳ-kheo) không được sở hữu bất cứ “tài sản” nào. Quý sư không nắm giữ tiền, không chặt cây nhổ cỏ, thậm chí một số trái cây còn xanh (chưa chín) thì không được (hái) . . .
Hôm trước, trong dịp lên Chùa Liên Hoa dự lễ vía Quán Âm, N.Th có duyên đàm đạo với vị sư trẻ hiện đang tu tập ở Myanmar.
Được biết, sư tu theo Phật giáo Nam truyền (còn gọi là Phật giáo nguyên thủy). Ở Myanmar có rất nhiều tu viện rộng lớn, nhưng đất đai tài sản của tu viện thì là hoàn toàn do cư sĩ Phật tử đứng tên sở hữu và lo mọi việc đối ngoại. Vì theo giới luật, chư Tăng (Tỳ-kheo) không được sở hữu bất cứ “tài sản” nào. Quý sư không nắm giữ tiền, không chặt cây nhổ cỏ . . . Khi đi khất thực, chỉ nhận thức ăn vừa đủ, tuyệt đối không nhận tiền, không ăn quá giờ ngọ (chỉ ăn trong tầm khoảng 6h sáng đến gần 12 giờ trưa) và tất nhiên là không được để người khác phái đụng vào người mình.v.v… Như vậy, quý sư gần như không cần lao động gì, ngoài việc Thiền định, cầu nguyện, học Phật pháp, đi khất thực, dùng trưa, Thiền định…rồi sau đó mới giảng pháp (nếu có ai muốn đến thành tâm học hỏi).
– Cổ nhân có bài thơ ca ngợi về hạnh nguyện của người tu:
Tạm dịch:
Một mình nhẹ bước trong tà áo nâu
Chỉ mong vượt thoát khổ đau
Tháng ngày hóa độ giải sầu chúng sinh
-Vâng, Tỳ kheo – Khất sĩ chỉ mang trên vai ba chiếc y, một bình bát, ngoài ra không gì bám víu cả, việc duy nhất là thoát khổ – tức thoát vòng luân hồi sanh tử, và chỉ cách cho người khác cùng vượt qua sông mê biển ái.
Trong Majjhima Nikaya, Đức Phật tóm tắt toàn bộ giáo pháp của Ngài ngắn gọn trong một câu: “Sabbe dhamma nalam abhinivesaya – Không bám víu vào bất cứ điều gì”.
-P/s: Ảnh: .Nhuận Thường chụp lúc sư Alokananda đang khất thực, trong một dịp cùng quý thầy đi dã ngoại tại thác Đăk Sin.
Phản hồi