Hà Nội: Sinh hoạt CLB Di sản và Văn hóa Á Đông ở Sùng Phúc Tự

PGĐS – Ngày 25/4 tại Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự nằm trong khuôn viên của chùa Sủi, xã Phú Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Câu lạc bộ (CLB) di sản Văn hóa Á Đông đã tổ chức phiên sinh hoạt thường kỳ tháng của tháng 4/2025 dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Thanh Phương, trụ trì chùa Sủi.

Buổi sinh hoạt của CLB hôm nay gồm 04 chủ đề: (1) Chuyên đề về Nguyên phi Ỷ Lan; (2) Ra mắt các công trình mới gồm: Đặc san về chùa Cự Đà Khoan Tế; sách Tịnh Độ Thần Chung (đã dịch và chú giải), sách Tinh Độ Yếu Nghĩa (đã dịch và chú giải); Giới thiệu bản thảo đặc san chùa Bà Đá; (3) Khởi động công trình sách về các vị Tăng Ni có công với kháng chiến và (4) Giới thiệu về chủ đề triển lãm – di sản Phật giáo miền Bắc Việt Nam.

Sau phần giới thiệu các vị khách mời, có sự hiện diện của ông Trần Ngọc Thoan – Phó giám đốc Văn phòng Bảo tồn di sản Phật giáo Đại Dương Sùng Phúc Tự nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, ông Lê Minh Nghĩa (pháp danh Huệ Minh) – Cố vấn văn phòng bảo tồn Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự, bà Lê Thị Lợi phụ trách ban nghiên cứu của văn phòng Bảo tồn di sản Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự, 2 nghệ sĩ Thái Tĩnh  – Hoàng Anh trong lĩnh thư họa – âm nhạc – thơ và thiền.

Về phía đại biểu tham dự có: PGS.TS Trần Thị Biển, giảng viên cao cấp của Đại học Kiến trúc Hà Nội, và một số nhà khoa học đến từ Viện Trần Nhân Tông. 

Sau các trình bày của các tác giả chủ quản của từng chuyên đề đã nêu ở trên, đặc biệt nhấn mạnh việc khảo cứu, nghiên cứu chùa Bà Đá, chuyên đề về Nguyên phi Ỷ Lan, ra mắt và phát triển sách Tịnh Độ Thần Chung, sách Tinh Độ Yếu Nghĩa và sách về các vị Tăng Ni có công với các cuộc kháng chiến.

Được mời phát biểu tại buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB, PGS.TS Trần Thị Biển cho rằng: “… Phật giáo vào đất Việt từ khi Kinh Dương Vương ngự trị (giai đoạn Hán hóa). Dù vậy, tư tưởng Phật giáo đã đc Việt hóa để phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Với bằng chứng là hình tượng tứ pháp, thờ thần tự nhiên ( mây, mưa, sấm, gió). Vùng đất Luy lâu và nơi đây vẫn là nơi ghi dấu sự phát triển đạo Phật ở Việt Nam. Đặc biệt là yếu tố nữ, ( mẫu, mẹ), Đó là những căn cứ để hình thành hệ thống tượng thờ Adida, phật bà Quan âm, Mẫu và những nhân vật nhân thần (nữ) trong lịch sử Việt Nam trong đó có Nguyên Phi Ỷ Lan…..”

Cuối buổi sinh hoạt, Ban tổ chức và Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự đã mời các đại biểu thưởng lãm các tiết mục thư họa – âm nhạc – thơ và thiền của cặp nghệ sĩ Thái Tĩnh  – Hoàng Anh.

Xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh được ghi nhận:

Tin/ảnh: Đặng Minh – Trần Biển – Trang Vân

Bài viết liên quan

Phản hồi