Hà Nội: Qũy An Lạc – Chùa Long Hưng gửi hơn 50 tấn hàng hóa thực phẩm hỗ trợ chư Tăng Ni và nhân dân Myanmar sau động đất ; Hanoi: An Lac Foundation – Long Hung Pagoda to Send Over 50 Tons of Food Supplies to Support Monks, and People of Myanmar After Earthquake

PGĐS – Trận động đất ngày 28/3/2025, có độ lớn 7.7 ( Mw) đã xảy ra tại Vùng Sagaing – Myanmar, tâm chấn, gần thành phố Mandalay – thành phố lớn thứ hai của Myanmar; mạnh nhất từ năm 1912, gây ra thảm họa tử vong thảm khốc mang tính lịch sử; ảnh hưởng đến Thái Lan, Trung Quốc và các nước lân cận.
The earthquake on March 28, 2025, measuring 7.7 Mw, occurred in Sagaing Region, Myanmar, with its epicenter near Mandalay – Myanmar’s second-largest city. It was the strongest earthquake since 1912, causing a historically catastrophic death toll and affecting Thailand, China, and neighboring countries.
Xung đột và bất ổn chính trị 4 năm qua kể từ cuộc đảo chính tháng 2-2021. Giữa tình hình nội chiến đang diễn ra ở Myanmar căng thẳng, sau động đất mạnh, Myanmar càng khó khăn hơn; số người chết không ngừng gia tăng, người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất và lo sợ dư chấn. Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Myanmar Julie Bishop kêu gọi tất cả các bên ngừng giao tranh và tập trung vào việc bảo vệ dân thường và cung cấp viện trợ.
The four years of conflict and political instability following the February 2021 coup have created ongoing tensions. In the midst of Myanmar’s civil war, the powerful earthquake has made the situation even more difficult. The death toll continues to rise, with people living under the open sky and fearing aftershocks. United Nations Special Envoy to Myanmar Julie Bishop has called on all parties to cease hostilities and focus on protecting civilians and providing aid.
Động đất tại Myanmar tính đến ngày 1- 4 đã hơn 2.700 người thiệt mạng được tìm thấy, hơn 4.500 người bị thương và 400 người mất tích. Sau thời gian này, cơ hội sống sót càng trở nên mong manh. Theo một quan chức Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), mức độ tàn phá mà Myanmar phải gánh chịu là “chưa từng thấy trong hơn một thế kỷ qua ở châu Á”. Hiện hơn 1.000 nhân viên cứu hộ nước ngoài đã bay đến hỗ trợ; gần 650 người đã được cứu sống khỏi các tòa nhà đổ nát trên khắp cả nước. Ở đâu có khó khăn, ở đó luôn xuất hiện những tấm lòng Bồ-tát, cả thế giới đang hướng về Myanmar.
As of April 1, the earthquake in Myanmar has claimed more than 2,700 lives, injured over 4,500 people, and left 400 missing. After this period, survival chances become increasingly slim. According to an official from the International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies (IFRC), the devastation Myanmar is suffering is “unprecedented in over a century in Asia.” Currently, more than 1,000 foreign rescue workers have flown in to assist; nearly 650 people have been rescued from collapsed buildings across the country. Where there is hardship, Bodhisattva-like compassion emerges, and the whole world is now focusing on Myanmar.
Các nhân viên cứu hộ, chó nghiệp vụ, nhân viên y tế và hàng triệu USD tiền viện trợ từ nước ngoài đã và đang đổ về Myanmar. Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Đài Loan… tích cực hỗ trợ khắc phục hậu quả; hầu hết là những nước có văn hóa Phật giáo chiếm đa số, bên cạnh đó, Malaysia, Indonesia cũng tích cực viện trợ.
Rescue workers, service dogs, medical personnel, and millions of dollars in foreign aid have been pouring into Myanmar. China, India, the United States, Vietnam, South Korea, Russia, Japan, Taiwan, and others are actively helping to address the aftermath. Most are countries where Buddhist culture predominates, with Malaysia and Indonesia also providing active assistance.
Tâm chấn động đất tại vùng Sagaing thuộc miền trung Myanmar, gần cố đô Mandalay, nơi có các quần thể đền thờ lịch sử, phần lớn những người đang bị cô lập sau khi một cây cầu quan trọng bắc qua sông Irrawaddy bị sập. Hàng trăm người dân Mandalay đã phải ngủ ngoài trời suốt bốn đêm liên tiếp vì không cảm thấy an toàn khi ở trong nhà vì dư chấn; người già, trẻ con, cả quý Sư đều phải ngủ gốc cây và ngoài đường/ sân/ hành lang…
The earthquake’s epicenter was in Sagaing region in central Myanmar, near the ancient capital of Mandalay, home to historic temple complexes. Many people are now isolated after an important bridge across the Irrawaddy River collapsed. Hundreds of Mandalay residents have slept outdoors for four consecutive nights, not feeling safe in their homes due to aftershocks. The elderly, children, and even monks have had to sleep under trees and on streets, courtyards, and corridors.
Myanmar là đất nước quốc giáo, Phật giáo Nguyên thủy giữ vị trí hàng đầu thế giới, nhưng hiện nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lâu năm bề thế cũng bị tàn phá nặng nề, bên cạnh các khu trung cư cao. Chính quyền quân sự cho biết hơn 3.000 tòa nhà đã bị hư hại, cung điện Mandalay – biểu tượng lịch sử và văn hóa cũng bị tàn phá nặng nề, Myanmar vừa đối mặt với khủng hoảng nội chiến vừa mất đi nhiều những giá trị di sản hiếm có. Đó là sự tiếc nuối với cả Tăng Ni Cư sĩ Quốc Tế. Đặc biệt, tại một điểm thi, chùa bị sập khiến hàng trăm Tăng sinh các chú sa-di bị vùi dập, bị thương và chưa tìm thấy.
Myanmar is a Buddhist nation where Theravada Buddhism holds a premier position globally. Many long-standing, impressive Buddhist architectural structures have been severely damaged, along with high-rise apartment buildings. The military government reports that more than 3,000 buildings have been damaged. Mandalay Palace, a historical and cultural symbol, has also been severely devastated. Myanmar faces both a civil war crisis and the loss of many rare heritage values, causing regret among monks, nuns, and international Buddhist followers. Notably, at one examination site, a collapsed temple caused hundreds of novice monks to be crushed, injured, and some remain missing.
Phật giáo Việt Nam trên 2000 năm du nhập và phát triển với đầy đủ các hệ phái Nguyên thủy và Đại thừa. Phật giáo tồn tại và trụ vững được ở Việt Nam bởi tính linh động, dung hợp, phương tiện nhưng giáo lý căn bản giới định tuệ, văn tư tu, 37 phẩm trợ đạo vẫn được giữ vững. Những giá trị nhân văn nhân bản: thương người, bao dung, bắc ái, rộng lòng, vị tha… gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
Buddhism in Vietnam has been present for over 2,000 years, with both Theravada and Mahayana traditions. Buddhism has existed and remained strong in Vietnam due to its flexibility, integration, and expedient means, while maintaining basic teachings of morality, concentration, wisdom, study-reflection-practice, and the 37 factors of enlightenment. Humanistic values such as compassion, tolerance, charity, generosity, and altruism closely align with Buddhism’s spirit of compassion.
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI), có tên gọi là chùa Chúc Thánh, đến thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm. Đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – Thiền phái mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, mô hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này; hiện nay lan tỏa nhiều Hải ngoại, như Cộng hòa Liên Bang Đức, Hoa Kỳ, Úc. Bắt nguồn từ Thiền phái Trúc Lâm, chốn tổ Vĩnh Nghiêm hiện phát triển tông phong với hàng nghìn ngôi chùa khắp các tỉnh thành phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh.
Vinh Nghiem Pagoda was built during the Ly Dynasty (11th century) and was originally called Chuc Thanh Pagoda. During the Tran Dynasty, it was renamed Vinh Nghiem. This is the ancestral site of the Truc Lam Yen Tu Zen sect – a distinctly Vietnamese Zen tradition and the first church model for later Buddhist organizations. Today, it has spread to many overseas locations, including Germany, the United States, and Australia. Originating from the Truc Lam Zen sect, the Vinh Nghiem ancestral temple has developed its tradition with thousands of pagodas throughout northern provinces such as Hanoi, Bac Ninh, Bac Giang, Hung Yen, Hai Duong, Vinh Phuc, Thai Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Ninh Binh, and Quang Ninh.
Nơi đây, từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Long Hưng – xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội nằm trong hệ thống các ngôi chùa thuộc Tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang; hiện đang lưu giữ cả Pháp Học và Pháp Hành theo truyền thống Đại thừa; ngoài công trình xây dựng bề thế, khuôn viên rộng rãi, chùa đang nuôi chúng tu học với cả trăm Tăng Ni sinh, nghiên cứu dịch thuật Dự án Kinh điển phương Đông, đồng thời dưới sự hướng dẫn của TT Thích Thanh Phong – Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Long Hưng, ĐĐ Thích Quảng Lâm quản tự chùa Long Hưng, suốt nhiều năm qua luôn dấn thân “phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường mười phương chư Phật”, tạo điều kiện mở phong phú các khóa tu, từ thiện an sinh phúc lợi xã hội tốp đầu của cả nước; được chính quyền, Giáo hội, nhân dân tin tưởng nể vị.
This was once the center for spreading Buddhism of the Truc Lam Zen sect. Long Hung Pagoda in Vinh Ngoc Commune, Dong Anh District, Hanoi is part of the pagoda system belonging to Vinh Nghiem Ancestral Temple in Bac Giang. It currently preserves both Dharma Study and Dharma Practice according to Mahayana tradition. Beyond its impressive construction and spacious grounds, the temple hosts hundreds of monks and nuns in study, researches and translates Eastern scriptures through the Eastern Classics Project, while accumulating merit under the guidance of Venerable Thich Thanh Phong – Standing Member of the Central Executive Council of the Vietnam Buddhist Sangha and abbot of Long Hung Pagoda, along with Venerable Thich Quang Lam, temple administrator. For many years, they have been committed to “serving sentient beings as a practical offering to the Buddhas of the ten directions,” providing opportunities for various retreats and leading social welfare charity work nationally, earning the trust and respect of the government, the Buddhist community, and the public.
Giữa lúc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đang đến gần, với chủ đề chính: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”. Các chủ đề phụ theo đó cũng rất ý nghĩa tiến bộ bền vững: (1). Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì Hòa bình thế giới. (2). Tha thứ và chữa lành bằng Chánh niệm: Con đường hòa giải. (3). Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người. (4). Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững. (5). Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu. Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 mong muốn truyền tải, góp phần lan tỏa giá trị hòa bình, nhân ái và bền vững theo tinh thần Phật giáo. Cũng chính là tinh thần Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là tinh thần Thiền học ứng dụng, các bài Pháp, các việc làm mà Thiền sư Ottmathara – Viện chủ trên 125 trường Thiền Thabarwa Myanmar và trên thế giới miên mật hành trì tự độ độ tha.
As the United Nations Vesak celebration approaches, the main theme is “Unity and Tolerance for Human Dignity: Buddhist Wisdom for World Peace and Sustainable Development.” The supporting themes are also meaningful for sustainable progress: (1) Nurturing inner peace for world peace; (2) Forgiveness and healing through mindfulness: The path to reconciliation; (3) Buddhist compassion in action: Shared responsibility for human development; (4) Mindfulness in education for a compassionate and sustainable future; (5) Promoting solidarity: Collaborative efforts for global harmony. The Vesak 2025 message aims to convey and spread values of peace, compassion, and sustainability in the Buddhist spirit. This is also the spirit of Vietnamese Buddhism, Truc Lam Buddhism of the Tran Dynasty, and the spirit of applied Zen studies – the Dharma teachings and practices that Zen Master Ottmathara, Head of more than 125 Thabarwa meditation centers in Myanmar and around the world, diligently practices for self-cultivation and helping others.
Đầy đủ duyên lành sau 3 tháng Hạ hơn 50 chư Tăng Ni Thabarwa trải nghiệm sâu sắc giao lưu Phật giáo Việt Nam tại chùa Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội năm 2024; hiện nay Thiền sư Ottmathara và Tăng đoàn Thabarwa vẫn giữ tình Tăng thân lục hòa với Tăng Ni, gần gũi với Phật tử Việt Nam, đồng hành cùng các Thiện pháp trên tinh thần tốt đời đẹp đạo. Hôm nay ngày 2/4/2025 (nhằm ngày 5/3/Ất Tỵ), Quỹ An Lạc chùa Long Hưng đã gửi 25 tấn gạo đầu tiên trị giá khoảng 390 triệu bắt đầu vận hành, Thiền sư đã tiếp nhận và bắt đầu chuỗi “Thiện pháp không giới hạn” cùng lan tỏa chánh Pháp, bi – trí – dũng người con Phật trong tuệ giác Đức Thế Tôn đã chỉ dạy. Sắp tới hơn 50 tấn hàng hóa chư Tăng Ni Phật tử chùa Long Hưng – Đông Anh, Hà Nội tiếp tục gửi đến chư Tăng Ni và nhân dân Myanmar; chương trình đồng hành cùng quý Ngài Tam Tạng, các Học viện Phật giáo tại Myanmar, hệ thống các trường thiền Pa auk, Mahasi, Thabarwa, dưới sự kết nối của Thiền sư Ottmathara và Tăng đoàn Thabarwa.
With auspicious conditions, after three months of retreat with over 50 Thabarwa monks and nuns deeply experiencing exchanges with Vietnamese Buddhism at Phap Van Pagoda, Hoang Liet, Hoang Mai, Hanoi in 2024, Zen Master Ottmathara and the Thabarwa Sangha continue to maintain harmonious relationships with Vietnamese monks and nuns, staying close to Vietnamese Buddhists, accompanying virtuous activities in the spirit of improving both secular and spiritual life. Today, April 2, 2025 (the 5th day of the 3rd lunar month in the Year of the Snake), the An Lac Foundation of Long Hung Pagoda has sent the first 25 tons of rice worth approximately 390 million VND to begin operations. The Zen Master has received it and begun the chain of “Limitless Virtuous Dharma,” spreading the true Dharma and the compassion-wisdom-courage of Buddhists following the Buddha’s teachings. Soon, more than 50 tons of supplies from monks, nuns, and Buddhist followers of Long Hung Pagoda in Dong Anh, Hanoi will continue to be sent to monks, nuns, and people of Myanmar. This program collaborates with the Tipitaka masters, Buddhist academies in Myanmar, and Pa-Auk, Mahasi, and Thabarwa meditation centers, facilitated by Zen Master Ottmathara and the Thabarwa Sangha.
Tin/Ảnh :TN Viên Giác
News Translation : Cung Thảo
Phản hồi