Giây phút nào bạn nhận ra cha mẹ đã già?
Thời gian chúng ta dành cho cha mẹ trong cuộc đời này thực sự rất hạn chế, thậm chí còn ít hơn rất nhiều so với bạn bè và đồng nghiệp. Khi nhìn lại, bạn sẽ nhận ra cha mẹ đã già từ lúc nào.
Mạng xã hội từng có một chủ đề được quan tâm: “Vào giây phút nào bạn chợt ra cha mẹ đã già?”.
“Cách đây không lâu, anh trai tôi gửi cho tôi một bức ảnh, khoảng 8 giờ tối, bố mẹ tôi đã ngủ gật trên ghế sô pha khi xem TV, dưới ánh đèn mờ ảo chỉ thấy hai mái đầu bạc trắng. Lúc đó, nước mắt tôi gần như rơi xuống, họ thật sự đã già rồi”.
“Khi cha tôi thêm muối hai lần trong khi nấu ăn”.
“Khi tôi nói chuyện với mẹ tôi và mẹ hỏi tôi con đang nói về điều gì”.
“Khi cha mẹ bắt đầu sử dụng giấy chứng nhận tuổi già khi đi xe buýt và tàu điện ngầm”.
Sự già nua âm thầm đến, sự lãng quên lâu ngày của chúng ta đã để năm tháng ngấm ngầm bào mòn tuổi thanh xuân của cha mẹ.
Chúng ta lớn lên từ từ, rồi đến ngày rời khỏi vòng tay bố mẹ đi học, đi làm xa. Thế giới bên ngoài thật rực rỡ, chúng ta bước đi không do dự. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng nhìn lại khoảnh khắc khi bạn ra đi, bạn chắc chắn sẽ thấy rằng hình bóng mẹ cha thật cô đơn và buồn bã. Họ nhìn bạn quay lưng đi xa hết lần này đến lần khác, rồi lại chờ bạn trở về nhà.
Ảnh minh họa.
Chúng ta bận quá nhiều thứ, bận tìm việc, bận hẹn hò, bận thăng chức và tăng lương, bận lấy chồng, sinh con. Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ có thể dành thời gian để đi cùng chúng ta trong Ngày Tết thiếu nhi. Khi chúng ta lớn lên, việc ở với cha mẹ hóa ra là một vấn đề không thực tế.
Vào kì nghỉ, chúng ta thà đi du lịch chứ không về nhà để ăn cùng bố mẹ bữa cơm; dùng điện thoại lướt facebool, chơi game nhưng quên không gọi cho bố mẹ. Chúng ta rất muốn làm hài lòng cấp trên nhưng không bao giờ quan tâm liệu cha mẹ chúng ta hạnh phúc hay không.
Đối với nhiều người, dường như điều kiện tiên quyết để làm tròn chữ hiếu là phải đợi đến khi thành tài, công thành danh toại. Trong lòng chúng ta đều đặt rất nhiều hy vọng, tin rằng tương lai còn dài, sẽ có ngày chúng tôi trở về quê hương với nhiều thành công và danh vọng. Chúng ta thực hành lòng hiếu thảo một cách từ từ. Nhưng tất cả chúng ta đều đã quên đi sự tàn nhẫn của thời gian, sự ngắn ngủi và mong manh của chính cuộc đời.
Thời gian chúng ta dành cho cha mẹ trong cuộc đời này thực sự rất hạn chế, thậm chí còn ít hơn rất nhiều so với bạn bè và đồng nghiệp.
Bạn có biết không? Bạn thực sự dành ít hơn 70 ngày cho cha mẹ của bạn.
Nếu bố mẹ bạn bây giờ đã ngoài 50 tuổi. Theo thống kê của các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của nam giới là 76 tuổi, trong khi của nữ giới là 82 tuổi.
Giả sử một người có thể về nhà với bố mẹ 7 ngày trong Tết Nguyên đán và dành nhiều nhất 11 giờ mỗi ngày để trò chuyện, gần gũi với họ. Nếu bố mẹ bây giờ 60 tuổi và họ sống đến 80 tuổi, chúng ta thực sự chỉ có thể ở bên họ 1.540 giờ nữa. Con số đó tương đương với 64 ngày mà thôi.
Chúng ta thường sẽ nói: “Lúc nào con xong việc con sẽ về” hay “Ba mẹ ơi, khi nào con hoàn thành dự án này và nhận được tiền thưởng, con sẽ cho bố mẹ đi du lịch”.
Khi bạn hoàn thành, bố mẹ bạn có thể không ở đó, khi bạn nhận được tiền thưởng, bố mẹ bạn có thể không đi được. Bạn thật sự không sợ tốc độ làm tròn chữ hiếu không theo kịp tốc độ già đi của cha mẹ sao?
Ảnh minh họa.
Khi bạn nói qua điện thoại: “Tại sao bố mẹ hỏi nhiều quá, bố mẹ không hiểu”. Thực tế, cha mẹ chỉ muốn có nhiều kết nối hơn với bạn mà thôi.
Khi bạn đã quen với việc báo đáp những điều tốt đẹp và không phải lo lắng, cha mẹ bạn cũng sẽ tự hỏi liệu bạn có phải một mình gánh chịu những bất bình và khó khăn hay không.
Khi bạn về nhà chưa đầy 3 ngày, họ sẽ tìm mọi cách để giữ bạn ở lại thêm một ngày nữa. Trên thực tế, ngày này không có nhiều khác biệt đối với bạn, nhưng đối với họ có 24 giờ, 1440 phút, 86400 giây để tâm hồn bình an và vững vàng.
Báo hiếu thực ra không khó lắm, những thói quen hàng ngày, một lời chào, một bữa cơm, một cái ôm cũng đủ khiến họ mỉm cười.
Có lẽ cuộc sống là một vòng tuần hoàn kỳ diệu, từ sự yếu đuối và chập chững ở độ tuổi sơ sinh, đến sự tự mãn và mạnh mẽ sau khi lớn lên, đến sự chênh vênh và cô đơn, bơ vơ ở tuổi già.
Mỗi chúng ta sẽ già đi và hiện tại của cha mẹ là tương lai của chính chúng ta.
Trên đời này, không ai sinh ra để nợ ai đó và cũng không ai sinh ra để làm cha mẹ. Vì vậy, khi cha mẹ nuôi ta lớn khôn, ta nên đồng hành cùng họ đến già.
Phản hồi