Diễn đàn trao đổi

Find answers, ask questions, and connect with our
community around the world. Tìm câu trả lời, đặt câu hỏi, và kết nối cùng với
cộng đồng từ khắp mọi nơi.

  • Creator
    Discussion
  • #37567

    Nguyễn Ánh
    Participant

    Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian. Việc thờ tượng, đảnh lễ và trì niệm danh hiệu Ngài sẽ giúp chúng ta tiêu trừ bệnh khổ, hoàn thành được sở nguyện, sở cầu, loại bỏ thâm sân, phát tâm bố thí, không còn tham lam, ích kỷ mà mở rộng tấm lòng từ đó thành tựu giải thoát.

    Đức Phật Dược Sư là ai?​
    Đức Phật Dược Sư còn có những tên gọi khác như Dược Sư như Lai, Phật Đại Y Vương, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, Vương Thiện Đạo… Ngài có bổn nguyện là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” nên còn có tên khác là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.

    Ngài là đại diện cho sự trọn vẹn của Phật ở cõi phía Đông (còn được gọi là cõi Tịnh Lưu Ly), hay nói cách khác, quốc độ của Ngài là cõi Tịnh Lưu Ly nằm ở phương Đông.

    Phật Dược Sư trong tiếng Phạn là Bhaisajyaguru, tiếng anh là Medicine Buddha. Dược sư tức là thầy thuốc còn lưu ly quang là ánh sáng của ngọc lưu ly, một loại ngọc có màu xanh trong suốt.

    Ý nghĩa của Thánh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang nghĩa là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng trong suốt, tinh sạch như ngọc lưu y, chiếu rọi khắp nơi. Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian, có thể chữa được hết các bệnh khổ của chúng sinh, những vọng tưởng, phiền não do tham, sân, si gây ra.

    Theo ghi chép trong Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ, có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”. Trước khi thành Phật, trong quá trình tu Bồ tát, Ngài phát 12 đại nguyện với bổn nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh về tâm và thân, khiến họ có đủ căn lành và được giải thoát. Khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh Lưu Ly, cùng giáo hóa chúng sinh với 2 vị Đại Bồ Tát là Nguyệt Quang Biến Chiếu và Nhật Quang Biến Chiếu.

    Cách nhận biết Đức Phật Dược Sư​
    Theo các tài liệu Phật Giáo, Đức Phật Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết nói rằng mỗi vị có mỗi ứng thân và đại nguyên riêng từng vị. Có thuyết lại cho rằng các Ngài là nhất thể, do Đức Dược Sư Như Lai phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, Pháp Hải Lôi Âm Như Lai.

    Phật Dược Sư là tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly, hình ảnh Ngài thường được thể hiện gần giống với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu không có sự am hiểu nhất định về Ngài, không dựa vào tư thế ngồi hay pháp bảo thì rất khó để nhận biết được Ngài.

    Tượng Phật Dược Sư thường được mô tả với làn da màu xanh, ở tư thế ngồi, mặc áo choàng hở ngực, trước ngực có chữ Vạn. Trên tay Ngài cầm một lọ mật hoa màu lưu ly, tay phải thường đặt trên đầu gối, cầm Myrobalan hoặc thân cây Aruna ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Một số kinh Phật còn ghi chép quanh Đức Phật có một vòng hào quang của ánh sáng lưu ly.

    Phật Dược Sư thường kết hợp với đá Lapis, đây là loại đá có màu xanh dương đậm, có giá trị cao, được cho là có sức mạnh thần bí có khả năng chữa bệnh, giảm tổn thương nội tạng.

    Theo Phật giáo Kim Cương Thừa, màu xanh của đá Lapis có thể thanh lọc tâm trí của người mang theo nó. Còn Myrobalan trong tay Đức Phật Dược Sư là một loại cây trồng, đại diện cho các cây thuốc tốt nhất, có thể chữa được ba loại chất độc là vô minh, bám víu và hận thù.

    Giống như các vị Bồ tát và chư Phật khác, Đức Phật Dược Sư ngồi trên bảo tòa nguyệt luân hoa sen, an toạ trong tư thế Kim Cương, Ngài có thân màu sắc xanh lưu ly, có một mặt và hai tay. Đức Phật Dược Sư có 18 vẻ đẹp và 32 tướng tốt. Ngài khoác ba tấm y giải thoát, tay phải ở thế Thí nguyện ấn trì giữ thảo dược, còn tay trái thì để ngừa giữ bình bát chứa thần dược có thể diệt trừ vô lượng tật khổ cho chúng sinh.

    Vị trí đặt tượng Phật Dược Sư​
    Tượng Phật Dược Sư ít khi được thờ độc tôn một mình mà thường thờ cùng với các vị Bồ tát hay chư Phật khác. Phổ biến nhất là các bộ Tôn tượng Dược Sư Tam Tôn, Thất Phật Dược Sư, Tam Thế Phật:

    Tam Thế Phật: Là bộ tượng gồm 3 vị chư Phật giống hệt nhau, có thể là ba vị Phật gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Tam Thế Phật cũng có thể là ba vị Phật đại diện cho ba thế giới là Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà ở vị trí trung tâm, Phật A Di Đà của thế giới Cực Lạc phương Tây ở bên phải và Phật Dược Sư của thế giới Tịnh Lưu Ly phương Đông ở bên trái.

    Trong đó, phương Đông là nơi mặt trời mọc, biểu tượng cho sự sinh trưởng, phát triển; phương tây là hướng mặt trời lặn, biểu tượng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị Tam Thế Phật đứng một chỗ mang ý nghĩa bao dung cho tất cả sự an lành.
    Thất Phật Dược Sư: Là bảy tôn tượng Phật Dược Sư gồm Bhaisajyaguru, Suvarnabhadradravimala, Abhiyaraja, Asokottamasriraja, Supari Kirti-tanamasriraja, Svaragosaraja, Dharmakirtisagara. Thất Phật Dược Sư có 7 pho tượng gần giống nhau, được xếp theo bộ và chỉ khác nhau ở ấn thủ.

    Dược Sư Tam Tôn: Còn được gọi là Đông Phương Tam Thánh gồm Phật Dược sư và 2 vị Đại bồ tát của thế giới Tịnh Lưu Ly là Nguyệt Quang Bồ tát và Nhật Quang Bồ tát. Trong đó, Phật Dược Sư là vị chư Phật độ hóa chúng sinh, để họ vượt qua bệnh tật, đau khổ, đạt được lợi ích an lạc; hai vị Bồ tát bên cạnh sẽ thay thế khi Đức pHẬT Nhập Niết Bàn.

    Ý nghĩa hình tượng Phật Dược Sư​
    Phật Dược Sư có bổn nguyện là trị được các phiền não về tâm lẫn thân của chúng sinh. Ngài là đấng giác ngộ có lòng từ bi vô mẫn với hết thảy chúng sinh. Ngài giúp chúng sinh thoát khỏi đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn, giúp họ thoát khỏi hiểm nguy, khó khăn, diệt trừ ba độc tố là vô minh, bám víu và hận thù tức tham trước, si mê và sân hận – nguồn cơn của mọi bệnh tật và nguy hại.

    Ngài được biết đến là đấng Y vương Toàn giác, Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly, có bình bát có thể đem diệu cam lồ diệt trừ tật khổ, thành tựu viên mãn tâm nguyện của chúng sinh. Việc thờ tượng, đảnh lễ và trì niệm danh hiệu Ngài sẽ giúp chúng ta loại bỏ thâm sân, phát tâm bố thí, không còn tham lam, ích kỷ mà mở rộng tấm lòng, chia sẻ với mọi người, đồng thời phát tâm tu học, thực hành bố thí, loại bỏ khổ não, thành tựu giải thoát, vượt khỏi nghiệp báo luân hồi.
    Nhờ năng lực bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư, khi thọ trì danh hiệu Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta tiêu trừ bệnh khổ, hoàn thành được sở nguyện, sở cầu. Khi niệm danh hiệu Phật Dược Sư đến nhất tâm với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, người niệm sẽ được tiêu trừ tất cả bệnh khổ, được chư Phật, Đại Bồ tát cùng 12 vị Dược Xoa hộ trì, thâm tâm có thể an lạc và nhận được phước báo vô lượng.

    Đức Phật Dược Sư có ý nghĩa như một liệu pháp chữa bệnh tối cao trong y học Tây Tạng, là một phép ẩn dụng cho các yếu tố huyền bí, có thể giải phóng cá nhân khỏi đau khổ. Các giáo lý cổ đại cho biết rằng, khi nhìn hình ảnh Đức Phật Dược Sư, nghe tên Ngài hay nhìn thấy Ngài ở trạng thái mơ mộng đều đem đến những lợi ích đáng kể. Một số nghi thức liên quan đến Ngài cũng được cho là có thể tăng cường sức khoẻ, tăng tác dụng chữa bệnh như làm lễ cúng dường cho các vị Phật, tụng niệm thần chú Phật Dược Sư hay thiền định trên màu xanh thẳm của đá Lapis.

    Một số lưu ý khi thờ tượng Đức Phật Dược Sư​
    Đức Phật Dược Sư thường hiếm khi được thờ đơn độc mà đi cùng trong bộ Tôn tượng Tam Thế Phật, Thất Phật Dược Sư hay Dược Sư Tam Tôn. Khi thờ tượng Phật Dược Sư, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

    Tôn tượng Phật Dược Sư chỉ nên được thờ theo nguyện vọng của gia chủ, không phải ngẫu hứng thích là thỉnh, thích thì mua được.

    Việc thỉnh tượng phải xuất phát từ thâm tâm, sở nguyện, nguyện vọng của gia chủ với mong muốn thỉnh tượng về để thờ nhằm có thể lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài.
    Thờ tượng Phật Dược Sư là để giải phóng cá nhân, thoát khỏi tham sân hận, phát tâm tu học, biết được đúng sai và một lòng hướng thiện chứ không phải để cầu che chở trước khó khăn, ban phước trừ hoạ.

    Tuỳ vào điều kiện mà Phật tử có thể thỉnh tượng bằng gỗ, bằng đồng, bằng sứ với kích thước khác nhau. Trước khi thỉnh tượng về nhà thì gửi vào chùa để khai quang điểm nhãn, làm lễ rước và lễ an vị. Trong những ngày thỉnh tượng, gia chủ cần ăn chay, trì tụng thập chú, tụng kinh Phật và rước tượng về thờ tại gia.

    Tượng Phật phải để ở vị trí trung tâm, bàn thờ gia tiên nên đặt ở hai bên, sau tượng không nên có cửa sổ, bàn thờ hướng ra cửa chính, nên cao hơn đầu của gia chủ. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật ở các phòng có phòng khác đè lên, không đặt hướng đối diện phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm hay góc cầu thang…
    Không đặt vật lạ như giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ Phật.

    Bàn thờ phải trang nghiêm, đồ cúng là đồ chay, hàng ngày quét dọn rút bớt chân hương, thay hoa quả khi héo, chú ý sửa sang trang hoàng vào những ngày sóc vọng nhưng mùng một, mười bốn, mười lăm, ba mươi âm lịch hàng tháng.

    Việc thờ cúng chư Phật quan trọng ở sự thành tâm của gia chủ, do đó gia chủ không cần đặt nặng về chất liệu cũng như kích thước của tượng thờ. Thờ cúng tượng Phật là cách chúng ta thể hiện tấm lòng với Tam bảo, từ đó gia tăng đức tin, phát tâm tu học theo lời dạy của Ngài để thoát khỏi tham sân, diệt trừ khổ não và giúp tâm chúng ta được tịnh hoá.

Original Post
0 of 0 bài đăng June 2018
Now