Đơn giản chỉ là hạnh phúc
Cũng như câu chuyện: Rùa và thỏ chạy thi, thắng lợi của rùa chỉ có thể gửi gắm vào hy vọng do sự lơ đãng của thỏ mà thôi. Chim chết vì ăn, vì sao vậy? Bởi vì chim chỉ có một cái bụng, không ăn sẽ chết đói. Chết đói cũng là chết, nói đi nói lại đều trách tại cái bụng. Con người cũng vậy, nghĩ xem vì sao người ta phải suốt ngày chạy ngược chạy xuôi ? đó chẳng phải miếng cơm hay sao ? Con người không được sống thoải mái như loài chim, rất nhiều người tỏ ra cảm thông khi chim bị nhốt trong lồng. Còn con người thì sao ? Thử xem có giống như vậy không ?
Chúng ta cho rằng một tài xế lái xe thuê muốn suốt ngày ngồi trong buồng lái chật hẹp và làm vài động tác đơn giản như đạp phanh, tăng ga, sang số, phạm vi hoạt động của đôi chân chỉ có ba điểm đó, thêm nữa phải thắt dây an toàn thì thử hỏi họ có thấy dễ chịu với sự trói buộc đó không ? Vậy mà họ phải chịu đựng. Đừng cho rằng những người thuộc tầng lớp cổ cồn chẳng thoải mái hơn người lái xe kia. Trong mấy chục năm sống giữa đất trời, thử hỏi họ có bao nhiêu thời gian sống cho thoải mái đây ? Bảy tuổi đã phải vào lớp học, hai mươi tuổi phải bị trói buộc vào nơi làm việc và kéo dài tới vài chục năm. Khi về hưu có thể nghỉ ngơi vài năm hoặc vài chục năm, nhưng đáng tiếc là lúc đó chẳng còn đi lại được nữa, sau đó là nằm trên giường bệnh vài năm và cuối cùng đi tới nơi yên nghỉ vĩnh viễn.
Trong cuộc sống, đương nhiên là chúng ta phải khích lệ bản thân và mọi người làm sao để phát tài … nhưng nhiều khi con người ta: Lúc còn nghèo, người ta lao vào kiếm tiền, kiếm được tiền rồi thì cố ăn, ăn đến béo ra lại tìm cách giảm béo. Vậy sao không ăn ít đi một chút ? Thực ra phát tài là một quá trình lo lắng. Ăn không được no cũng lo lắng, ăn no rồi cũng lo lắng, ăn quá no lại càng lo lắng hơn. Thực ra, nhu cầu cơ bản chỉ là sự sinh tồn thì bạn không phải cần nhiều đến thế. Ăn quá no chẳng những có hại cho cơ thể mà còn là lãng phí nếu xét từ góc độ để duy trì sự phát triển của loài người.
Đừng cho rằng hòa bình trên thế giới chẳng liên quan gì tới chúng ta cả: nếu mọi người đều không đi bộ, đi xe đạp hoặc đi xe công mà luôn cho xe riêng là mục tiêu phấn đấu của mình, hoặc ra khỏi nhà là muốn đi máy bay thì dầu mỏ không bị thiếu mới là chuyện lạ và thế giới không xảy ra nhiều chuyện là điều khó tin được. Cố hết sức theo đuổi sự giàu có, phát tài, trên thực tế là có hại đối với mình và cũng là thiếu trách nhiệm đối với xã hội. Tiền đủ tiêu là được rồi, nhưng vấn đề là ở chỗ bao nhiêu mới gọi là đủ ?
Khi bạn chưa có cuốn sổ gửi tiền ở ngân hàng thì lý tưởng của bạn là ngoài chuyện ăn uống ra còn phải có một khoản tiết kiệm để mua một bộ quần áo mới thời trang hoặc vài quyển sách hay để đọc. Sau đó, số dư trong sổ tiết kiệm cần đạt tới bốn, năm hoặc sáu con số, tốt nhất là con số nhiều đến vô hạn. Có ti vi màu, tủ lạnh nhưng rồi lại muốn có ô tô; có cổ phiếu rồi nhưng lại muốn là người có tư cách pháp nhân. Thực ra, bạn hiểu rất rõ rằng tiền nhiều bao nhiêu cũng không đủ, bạn luôn cảm thấy rất bức bối, cảm thấy áp lực quá lớn.
Không phải là tiền quá ít mà là ham muốn mãi mãi không dừng lại! Ham muốn của con người là vô hạn, trong thế giới vật chất này, muốn thỏa mãn niềm khát khao đó bạn chỉ còn cách lao vào kiếm tiền, kết quả là bạn đã biến thành nô lệ của đồng tiền, nó làm cho một số khát vọng giản đơn khác không còn đất sống. Đối với sinh mệnh mà nói, suy cho cùng cái gì là quan trọng nhất đây ? Hoặc là chỉ khi bạn đã già rồi, sắp sửa tạm biệt thế giới này rồi, trái tim bạn như một cơn gió lật lại hồi ức của cuộc đời mới biết cái gì là thứ quí nhất trong cuộc đời.
Cuộc sống giản đơn chính là hạnh phúc. Hãy bớt đi một chút những khao khát, để được tự do hơn một chút. Hãy sống cuộc sống của chính mình, không cần phải so sánh với người khác làm gì. Hỡi bạn của tôi ơi bạn biết mình cần phải làm gì rồi chứ . đừng để bạn là con rối trong cái thế giới quay tròn này để rồi cả cuộc đời của bạn sống vô ích mà ko biết mình sinh ra để làm gì, sống vì điều gì ,tạo hóa ra con người để làm gì. Hãy làm phong phú trí huệ của bạn bằng những thứ văn hóa truyền thống chứ không phải là những thứ văn minh đã suy đồi như bây giờ.
Phản hồi