Đối Phó Với Những Cảm Xúc Phiền Não Như Thế Nào?
Sợ hãi và thù hận, trái lại, tàn phá sự hòa bình nội tại và hạnh phúc, vì vậy chúng ta phải xem nó là những thứ tiêu cực.
Định nghĩa về “tốt” và “xấu” hay “tích cực” và “tiêu cực”
Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đấy là một chủ đề quan trọng – là điều sẽ đưa lên câu hỏi về tích cực là gì và tiêu cực là gì. Có bất cứ điều gì tuyệt đối là tích cực hay tuyệt đối là tiêu cực hay không? Tôi thật sự không biết. Mọi thứ là lệ thuộc tương liên và mọi thứ có những khía cạnh khác nhau. Một người quán sát nhìn vào điều gì đấy từ một góc độ và thấy một hình ảnh, nhưng ngay cả cùng một người quán sát, khi họ đi đến một phía khác, sẽ thấy mọi thứ từ một góc độ khác.
Thế thì, tại sao mỗi người có một cái nhìn khác biệt về thế giới? Ô, đấy là bởi vì mỗi chúng ta nhìn vào thế giới từ một khía cạnh khác nhau. Ngay cả cùng một đối tượng nhìn khác biệt thậm chí đến cùng một người. Do vậy, điều gì là sự phân biệt và định nghĩa về tốt và xấu? – Tôi không biết. Ngay cả một con kiến cũng không phân tích điều ấy. Nhưng, thế nào đấy, một con kiến biết rằng điều gì đấy giúp đời sống của nó là tốt và vì thế cho nó là tốt; và điều gì đấy nguy hiểm cho sự sống của nó và nó cảm thấy là xấu và nó chạy trốn chỗ khác.
Vậy thi, có lẻ chúng ta có thể nói rằng [vấn đề tốt hay xấu] là căn cứ trên sự sinh tồn. Chúng ta muốn thoãi mái và hạnh phúc. Và vì thế điều gì đấy giúp cho sự tồn tại, chúng ta cho là tốt: điều ấy tích cực. Điều gì tấn công chúng ta và chúng ta cảm thấy là một hiểm họa cho sự sinh tồn của chúng ta – chúng ta cảm thấy xấu: [điều ấy là tiêu cực].
Định Nghĩa về Những “Cảm Xúc Tiêu Cực”
Theo cách ấy [về việc định nghĩa tích cực và tiêu cực], sau đó về vấn đề chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào, [chúng ta đầu tiên cần đối diện] với việc chúng ta xác định chúng như thế nào? Trước tiên nhất, đây là những thứ quấy nhiễu sự hòa bình nội tại của chúng ta, đó là tại sao chúng ta gọi chúng là “tiêu cực”. Những [cảm xúc] đem đến sức mạnh và hòa bình nội tại, thì những thứ ấy là “tích cực”.
Từ những đàm luận mà tôi đã có với những nhà khoa học, đặc biệt với nhà khoa học lớn Varela, một người bạn thân của tôi, chúng tôi đã kết luận rằng lòng từ bi mạnh mẽ là một cảm xúc và lợi ích thiết yếu. Chúng tôi đã đồng ý sau đó rằng, ngay cả tâm của Đức Phật cũng có một số cảm xúc nào đấy trong dạng thức của từ bi; vì thế cảm xúc không nhất thiết là điều gì đấy xấu hay tiêu cực.
Lòng từ bi vô hạn của Đức Phật – chúng ta phải xem như là một cảm xúc. Thế nên Đức Phật là cảm xúc vô biên. Nếu chúng ta xem từ bi là một cảm xúc, thế thì nó là rất tích cực. Sợ hãi và thù hận, trái lại, tàn phá sự hòa bình nội tại và hạnh phúc, vì vậy chúng ta phải xem nó là những thứ tiêu cực.
Đối Phó với những Cảm Xúc Tiêu Cực trên Căn Bản của Lý Trí
Bây giờ chúng ta đối phó với [những cảm xúc tiêu cực như] sợ hãi và thù hận như thế nào? Chúng ta cần xem những cảm xúc tổn hại không có ý nghĩa căn bản. Chúng đến từ một thái độ không thực tế [bệnh hoạn]; trái lại những cảm xúc tích cực thường đến từ một căn bản lành mạnh hợp lý.
Thí dụ, một số cảm xúc nào đấy có thể được tăng trưởng qua lý trí và luận lý [logic]; do thế chúng có căn bản hợp lý vững chãi. Một cảm xúc tiêu cực sinh khởi một cách tự động, nhưng khi chúng ta áp dụng sự phân tích và lý trí sau đó chúng giảm thiểu: chúng không có căn bản hợp lý. Do vậy, một cảm xúc tích cực là điều gì đấy liên hệ đến thực tại, và một cảm xúc tiêu cực là căn cứ trên điều gì đấy bị bóp méo về thực tại hay vô minh si ám.
Thí dụ, khi chúng ta giận dữ với một kẻ thù, tại thời điểm sân hận làm dường như những hành động của chúng có thể làm tổn hại tôi. Do thế, chúng ta nghĩ rằng đây là một người xấu. Nhưng khi chúng ta phân tích, [chúng ta nhận ra rằng] con người này không phải là một kẻ thù bẩm sinh. Nếu họ làm tổn thương tôi, nó phải qua những lý do khác, không phải chính từ người ấy.
Nếu người ấy thật sự là đặc trưng của “kẻ thù”, chúng phải là một kẻ thù từ khi sinh ra và họ sẽ không bao giờ trở thành một người bạn. Nhưng, trong những hoàn cảnh khác, ho có thể trở thành những người bạn thân của chúng ta. Do vậy, sân hận và thù oán đối với một người là sai lầm.
Những gì sai là trong hành động của họ, không phải là người ấy. Nhưng với lòng sân hận [chỉ căn cứ trên và vì những hành vi tiêu cực của ai đấy] là hướng trực tiếp đến người ấy. Trái lại, lòng từ bi hầu như hướng đến con người bất chấp hành động của họ [là tiêu cực hay tích cực]. [Lòng từ bi ban rãi không phân biệt hành động của người là đúng hay sai]. Do vậy, chúng ta có thể có từ bi cho một kẻ thù trên căn bản kẻ thù ấy là một con người.
Vì thế, chúng ta phải phân biệt con người và hành động của con người. Về phía nhân loại, con người, chúng ta có thể có từ bi, nhưng đối với hành động chúng ta có thể có đối kháng. Do vậy, cảm xúc tiêu cực thông thường là với một tâm ý hẹp hòi. Nó tập trung chỉ trên một khía cạnh: [những hành động sai quấy của ai đấy].
Nhưng việc quan tâm đến từ bi, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt. Có lòng từ bi căn cứ trên một nhân tố sinh lý học. [Loại từ bi này căn cứ trên ai đấy làm lợi ích cho chúng ta, như những bà mẹ của chúng ta, nên còn gọi là luyến ái]. Hay chúng ta nòi về lòng từ bi căn cứ trên lý trí, là điều không thiên vị hay định kiến? Từ bi căn cứ trên lý trí là thánh thiện hơn, nó không bị thành kiến – nó căn cứ trên lý trí. Nó tập trung trên con người chứ không trên hành vi. Một cảm xúc tiêu cực chỉ căn cứ trên hành động không hợp lý và hơn thế nữa, nó không mang đến hạnh phúc.
Phân Tích những Bất Lợi của Cảm Xúc Tiêu Cực như Sân Hận
Để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, thế thì, điều quan trọng nhất là phân tích. Thí dụ, có bao nhiêu lợi ích từ sự sân hận mà tôi thu được? Sân hận đem đến nhiều năng lượng rất mạnh, điều ấy đúng. Ngay cả trong những biểu lộ trên khuôn mặt và lời nói hằng ngày chúng ta có thể thấy điều này. Khi chúng ta sân hận, cả hai thứ này rất xấu xí thô tháo. Chúng ta trở nên bị thúc bách để quyết định chọn những từ ngữ gay gắt cay nghiệt nhất có thể làm tổn thương người khác.
Rồi thì, khi sân hận hết đi, năng lượng rất mạnh mẽ và bạo động chìm xuống, và tâm thức thật sự cảm thấy sắc bén hơn. Do vậy, năng lượng đem đến sân hận là loại năng lượng mù quáng [bởi vì tâm thức không sắc bén khi chúng ta có sân hận.] Do bởi điều ấy, sân hận thật sự không bao giờ giúp ích; trái lại nếu chúng ta luôn luôn sử dụng sự tiếp cận thông minh, thực tiển thì điều ấy có thể giúp ích chúng ta rất nhiều. Ngay cả trong tòa án, nếu một luật sự la hét trong giận dữ, điều ấy sẽ không giúp ích gì; trái lại nếu luật sư sử dụng sự thông minh, sau đó họ có thể đánh bại người khác.
Sân hận, thế thì, phá hoại khả năng của thông minh để thể hiện chức năng một cách rõ ràng. Sự phán xét của chúng ta có thể bị tổn hại bởi những ngôn ngữ nói trong khi giận dữ. Vì thế qua thông minh, chúng ta có thể thấu hiểu rằng sân hận là không lợi ích. Nếu trong những hoàn cảnh khó khăn và đe dọa, chúng ta có thể tiến hành những hành vi truy cập qua thông minh, điều ấy lợi ích hơn.
Nói cách khác, trong khi giữ từ bi đối với người khác, chúng ta mở ra khả năng trở nên thân hữu sau này. Nếu chúng ta sân hận, điều ấy sẽ đóng cánh cửa của bất cứ khả năng thân hữu nào sau này. Suy nghĩ như thế, cảm xúc tiêu cực có thể giảm thiểu. Ngay cả nếu tái diễn lại, nó cũng sẽ yếu kém hơn.
How to Deal with Negative Emotions
His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nottingham, England, 24 May 2008
Transcribed and lightly edited by Alexander Berzin
With clarifications indicated in violet between square brackets
Phản hồi