Đồ cũ hay đồ cổ

Có bao giờ bạn thắc mắc như thế này chưa? Là vì đâu mà trời đất tồn tại lâu dài đến vậy? Là vì trời đất không tồn tại vì chính mình. Và vì đâu mà ánh nắng mặt trời và không khí tồn tại lâu dài đến vậy? Là vì mặt trời và không khí trao hết mình cho muôn loài”.

Hình ảnh minh hoạ

Trong một buổi sáng thiền trà,Phụ ôn tồn dạy bảo cho hàng đệ tử rằng: “mỗi người sẽ có một tài năng riêng biệt, chỉ cần các con rèn luyện thì tài năng đó được phát huy nhưng cốt yếu người tu thì lấy đạo đức làm đầu. Chúng ta là ai không quan trọng, nhưng đã là người tu thì càng tu học, được trao dồi kinh điển thì cái tôi càng bé nhỏ. Bởi vì, “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”, chữ khiêm cung phải thường trực như hơi thở trong bản thân chúng ta vậy. Tsau này, các con có làm việc nhỏ hay lớn cũng sẽ thành tựu. Và Sư Phụ nhấn mạnh thêm: “có những sự xuất hiện của một cá nhân chỉ là góp mặt chứ không phải là đóng góp và có sự ra đi ai đó là vắng mặt chứ không phải là mất mát”.

Chúng ta là ai không quan trọng mà cốt yếu ta làm được gì cho đời, cho người. Bởi , nếu như sự có mặt của ta trên thế gian này nhờ vào chuỗi nhân duyên thì cũng từ nhân duyên mà biến mất. Cho nên, cách sống và kiểu sống của ta sống càng lâu trở thành đồ cổ (giá trị) hay là đồ cũ (hết giá trị)do cách sống và sự cống hiến của chúng ta ngày hôm nay. Mỗi con người đến với thế gian này nếu như không phải vì hạnh nguyện cứu giúp mọi người thì cũng là nghiệp lực đưa đẩy. Đừng vì hôm nay ta thành tựu mà quên những ngày hàn vi ta đã nỗ lực và ai đã giúp đỡ ta; Và cũng đừng cảm thấy thất bại hôm nay mà nản chí buông xuôi. Đôi lúc, ta cần buông hết ham muốn để thân tâm yên ổn nhưng đôi lúc cần phải vạch ra mục đích để mình tiếp tục đi tới con đường ta chọn…

Nguyên Nam

Bài viết liên quan

Phản hồi