Đồ chay giả mặn giảm việc sát sinh như thế nào?
Có một số người cảm thấy chưa quen với việc ăn chay, nhưng muốn thực hành và tu tập theo những giáo pháp nhà Phật. Cho nên họ tìm đến đồ chay giả mặn, vậy đây có phải là một lựa chọn hợp lý và trọn vẹn, không phạm giới hay không? Hãy cùng tìm hiểu và thảo luận trong bài viết dưới đây.
Tại sao lại có đồ chay giả mặn?
Trong ngũ giới là năm tội không được phép phạm với Phật tử, có giới cấm sát sinh. Cấm sát sinh nhằm tỏ lòng từ bi và đem đến cơ hội sống tròn vẹn cho muôn loài. Bởi thế, người Phật tử lựa chọn các thực phẩm chay là thức ăn của mình. Điều này dần phổ biến trên các phương tiện truyền thông và xã hội, khi nhắc rằng Phật tử ăn chay. Nhưng thật sự thì điều này chỉ đúng một phần. Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo đã là một chủ đề tương đối thú vị và có nhiều tranh luận xung quanh.
Trong thời điểm hiện tại, nhiều người ngoại đạo tìm đến Phật giáo như một lựa chọn để cân bằng nhịp sống. Tại đây, không chỉ giáo lý mà mọi người còn thực hành ăn chay. Nhưng mới đầu, thì không thể thực hiện trọn vẹn điều này được, bởi đơn giản là quen ăn mặn rồi. Giờ chuyển qua chay thì thật khó khăn vô cùng, tâm không thể hướng thiện trong từng miếng ăn được. Cho nên, đồ chay giả mặn ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
Đồ chay giả mặn với nguyên liệu chay, được chế biến và thành phẩm như thực phẩm mặn thông thường. Vị giác đồ chay giả mặn vẫn là vị chay. Chỉ khác là kiểu dáng, màu sắc mang hơi hướng đồ mặn. Bước đầu với việc thực hành ăn chay, thì đây là giải pháp phù hợp.
Thực phẩm này sẽ giảm việc sát sinh như thế nào
Về bản chất, đồ chay giả mặn cũng chỉ là đồ chay, nó không từ việc sát sinh mà thành. Cho nên nếu ăn cũng không bị phạm phải tội sát sinh. Và việc chúng ta sử dụng đồ chay giả mặn thay cho đồ mặn hằng ngày, quen với vị giá và cảm giác đó. Thì sẽ hạn chế rất nhiều việc sát sinh muôn loài để phục vụ bữa ăn. Bởi nếu có một thực phẩm tương tự, đem lại cảm giác tương tự nhưng thân thiện với bản thân mình hơn. Thì nó không phải là điều rất tuyệt vời và đáng giá hay sao.
Chưa kể rằng, đồ giả mặn khi hình thành nên thói quen. Con người ta sẽ dễ dàng từ bỏ hình kích, màu sắc bên ngoài để đi vào đúng bản chất của món ăn – là đồ chay. Bởi chính mùi vị mới là thứ quyến rũ và hấp dẫn nhất trong món ăn. Và đi đến tiếp tận cùng của bản chất đồ ăn: chỉ là thứ để nuôi ta sống mỗi ngày.
Nhưng đấy không phải là thực phẩm toàn diện
Tâm ta hướng thiện mới là điều quan trọng và thúc đẩy sự tu tập tốt nhất. Có thể rằng ta ăn đồ chay giả mặn để quen cảm giác, nhưng đừng níu bản thân vào cảm giác ấy. Bạn nếu không thoát ra được, thì bạn vẫn muốn ăn một miếng thịt miếng cá dù nó là chay hay không. Nếu như vậy, tức cũng tự gián tiếp tạo nên sự sát sinh ở muôn loài. Việc tu tập cũng vì thế mà đứt đoạn, không tròn vẹn trong chính bản thân được.
Muốn thoát khỏi điều ấy, khi thưởng thức một món đồ chay giả mặn. Đừng nghĩ rằng bạn đang ăn thịt ăn cá, mà hãy nghĩ rằng đang ăn rau củ quả. Nghĩ như vậy và cảm nhận như vậy sẽ khiến bản thân thoải mái hơn. Và cũng dễ dàng thoát ra khỏi những cảm giác tiêu cực hơn.
Điều quan trọng cần nhớ nữa, nếu bạn chưa quen với việc ăn chay, thì có thể thử đồ giả mặn để làm bước khỏi đầu. Nhưng khi quen với cảm giác rồi, hãy tìm đến đúng đồ chay thuần khiết. Có như thế, bạn mới cảm nhận trọn vẹn hương vị và khí chất của món ăn. Tâm bạn cũng vì thế mà dễ đạt được đến sự tu tập và minh mẫn trong người hơn.
Suy cho cùng, đồ giả mặn cũng chỉ là đồ chay. Bạn hãy tìm đến nó như đang thưởng thức một món ăn chay. Nhưng đừng tìm đến nó để che giấu rằng mình thích ăn mặn nhưng không muốn sát sinh. Cái nào ra cái đó, hãy rạch ròi để tâm được rạch ròi trong từng hành động.
Phản hồi