Có cái gì sinh mà không già, chết?

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, rồi một hôm vua Pàsenadi nước Kosala đi đến, ngồi một bên, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, có cái gì sinh mà không già và không chết không?

Sanh diệt là lẽ thường nhiên vận động tương tục trong xoay vần của tạo hóa.

Sanh diệt là lẽ thường nhiên vận động tương tục trong xoay vần của tạo hóa.

Thưa Đại vương, không có cái gì sinh mà không già và không chết.

Thưa Đại vương, dầu cho những vị Sát đế lỵ là những bậc đại phú, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều ngũ cốc. Các vị ấy có sanh thì cũng không thoát khỏi già và chết.

Thưa Đại vương, dầu cho những vị Bà la môn là những bậc đại phú, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều ngũ cốc.  Các vị ấy có sanh thì cũng không thoát khỏi già và chết.

Thưa Đại vương, cho đến các vị Tỷ kheo, những bậc A la hán đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích tối hậu, đã hoàn toàn giải thoát, cho đến thân này của các vị ấy cũng phải bị hủy hoại, cũng phải bị từ bỏ.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 1, phần Vua, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.165)

Lời bàn:

Sinh diệt là lẽ thường nhiên vận động tương tục trong xoay vần của tạo hóa. Vạn sự vạn vật, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình nếu được sanh ra tất nhiên sẽ bị diệt đi. Con người cũng vậy, một khi đã sanh ra trên cõi đời, dù sang hay hèn, đẹp hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh thì đều có một điểm chung là sẽ chết.

Làm người, ai cũng biết rất rõ rằng cái chết sẽ đến với mình. Tuy vậy, mấy ai ý thức về điều ấy một cách thường trực. Tất cả đều hy vọng mong manh rằng cái chết sẽ còn xa lắm, thậm chí cố tình lãng tránh, cố quên cái chung cục bi thảm của thân phận con người. Nhưng cái chết lại thân thiện và luôn ưu ái dành cho con người mọi lúc, mọi nơi.

Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống cho đáng sống.

Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống cho đáng sống.

Nhận thức một cách thường trực về sự chết đang chờ đón con người phải chăng là một tâm lý tiêu cực? Vì rằng sự sống của con người dưới nhận thức như thế tràn ngập bi quan chẳng khác nào kẻ tử tù đợi ngày hành quyết? Nhưng chết là một sự thật, nên nhận thức sâu sắc với sự chết sẽ đến với con người bất cứ lúc nào lại trở thành cơ hội. Cơ hội tốt để cuộc sống tạm bợ này trở nên có ý nghĩa, ít ra cũng đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc đời.

Cuộc đời sẽ bớt tang thương hơn nếu mỗi người từng có đôi lần ưu tư về thân phận ngắn ngủi. Con người sẽ tha thứ, bao dung và bớt xung đột, tranh chấp hơn khi nhận ra kiếp người giả tạm, mong manh. Yêu thương sẽ thay thế hận thù, vị ngã sẽ chuyển thành vị tha, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn, những gì chưa làm được phải nên làm là lẽ sống của người khi nhận thức sâu sắc về sự chết.

Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống cho đáng sống.

Bài viết liên quan

Phản hồi