Câu chuyện Phật giáo “Người ăn xin” và lời Phật dạy về cho và nhận

Câu chuyện Phật giáo “Người ăn xin” sẽ giúp chúng ta ngộ ra nhiều điều về “cho – nhận” ở đời.

Câu chuyện Phật giáo “Người ăn xin”

Theo kinh Phật, ngày xưa có một người ăn xin đến chỗ Đức Phật Thích Ca và than khóc rằng: “Tôi làm bất cứ điều gì cũng không thành công, tại sao vậy?”.

Đức Phật đáp: “Đó là bởi vì bạn chưa học cách cho người khác”.

Người ăn xin nói: “Nhưng tôi không có gì cả, tôi là một kẻ ăn xin thì lấy đâu ra của cải tiền bạc mà cho?”.

Phật nói: “Không phải thế này, một người không có tiền có thể cho người khác 7 thứ sau”.

– Thứ nhất là hòa đồng với người khác bằng nụ cười.

– Thứ 2 là sống, tử tế, nói những lời động viên, an ủi, khen ngợi, khiêm tốn và dịu dàng với người khác, không sân si.

 Cau-chuyen-Phat-giao-Nguoi-an-xin-va-loi-Phat-day-ve-cho-va-nhan-9

– Thứ 3 là rộng lượng với bản thân, mở rộng trái tim và đối xử chân thành với người khác, không lừa lọc gian dối hại người.

– Thứ 4 hãy nhìn người khác bằng ánh mắt tử tế, đừng liếc ngang liếc dọc rồi phán xét một người chỉ bằng vẻ bề ngoài.

– Thứ 5 hãy nhường nhịn, giúp đỡ người khác bằng hành động, không có tiền thì có sức, ví dụ như thấy người ra rơi đồ thì nhặt trả lại, không tham lam.

– Thứ 6 là nhường ghế cho người già, người yếu thế, phụ nữ và trẻ em khi ngồi trên thuyền, trên xe.

– Thứ 7 là nhường chỗ của mình cho người khác nghỉ ngơi, không chửi bới và đuổi những người sống khó khăn, lang thang.

Nếu rèn luyện được 7 thói quen này, chắc chắn may mắn sẽ theo đuổi bạn.

Lời Phật dạy về cho và nhận

Thực tế chứng minh, cho người tức là mình đang tích lũy phước cho mình, ta đang gây dựng nền tảng giàu có trong hiện tại và mai sau. Vậy nên, ngoài tấm lòng bao dung độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử chân chính thực hành bố thí với mục đích nhầm buông xả những tâm niệm tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiệt để hoàn thiện chính mình.

Người Phật tử chân chính, sẵn sàng ban tặng những gì mà người khác cần, kể cả những vật mình yêu thích thậm chí có thể dâng hiến cả thân mạng. Như vậy cho người là một nhiệm vụ, một nghĩa cử cao đẹp thiêng liêng. Nếu chúng ta dám cho những gì mình yêu thích, mình trân quý, mới thực sự là cách cho không có sở cầu.

Để đạt được cách cho cao cả như vậy, trước tiên chúng ta phải có trí tuệ thấy biết đúng như thật, thấu hiểu bản chất cuộc đời là vô thường đổi thay và không có cái ngã cố định. Chính tuệ giác vô ngã đã soi sáng cho việc bố thí còn phân biệt, để dần hồi tiến đến Bố thí Ba-la-mật, một sự ban tặng mà không có điều kiện hay mong cầu gì hết.

 Cau-chuyen-Phat-giao-Nguoi-an-xin-va-loi-Phat-day-ve-cho-va-nhan-6

Sự thọ nhận càng nhiều chỉ mang nợ đàn na tín thí càng lớn, nếu  chúng ta không tạo ra công đức để hồi hướng cho thí chủ. Do đó, người thí chủ và người thọ thí phải thành tựu công đức tu hành để việc bố thí và cúng dường như pháp, đạt được lợi ích lớn, như lời Đức Phật đã dạy.

Trong kinh Phật dạy: Nếu hai người cùng tu tập với niềm vui cung kính đối với Tam bảo, có giới đức và trí tuệ ngang nhau, nhưng có sự chênh lệch về hạnh bố thí, người bố thí nhiều hơn sẽ gặt được kết quả phước báo đầy đủ, hơn người kia về tài sản vật chất và uy quyền thế lực. Sự vượt thắng này sẽ giúp cho người đó được mạnh khỏe,  sống thọ, nhan sắc xinh đẹp dễ nhìn, sống an lạc hạnh phúc, có quyền cao chức trọng và đó là ước mơ mong muốn của nhiều người.

Chính vì thế, người Phật tử ngoài việc tu tập Giới-Định-Tuệ để chuyển hóa phiền não tham-sân-si và còn phải có lòng từ bi giúp đỡ sẻ chia hay cúng dường Tam bảo. Người Phật tử tại gia tu tập bố thí để góp phần xây dựng con người văn minh, giàu đẹp, bền vững và lâu dài, để hoàn thiện chính mình.

Thường Minh

Bài viết liên quan

Phản hồi