• Bảng tin
  • Phật giáo – Đời sống
    • Tin tức Phật giáo
    • Phật giáo và Đời sống
    • Phật học
    • Xã Hội
  • Diễn đàn
  • Văn hoá
  • Nghiên Cứu- Khoa Học
  • Văn Học- Tùy Bút- Ký Sự
  • Thư viện ảnh
  • Thành viên
  • Nhóm
    Đăng nhập Đăng ký


    • Bảng tin
    • Phật giáo – Đời sống
      • Tin tức Phật giáo
      • Phật giáo và Đời sống
      • Phật học
      • Xã Hội
    • Diễn đàn
    • Văn hoá
    • Nghiên Cứu- Khoa Học
    • Văn Học- Tùy Bút- Ký Sự
    • Thư viện ảnh
    • Thành viên
    • Nhóm
    Đăng nhập Đăng ký
    Trang chủ » Văn hoá » Trang 2

    Danh mục: Văn hoá

    Thông điệp Đại lễ Phật đản, Diễn văn và Ý nghĩa Phật đản năm 2023

    Thông điệp Đại lễ Phật đản PL 2567 (Tây lịch 2023) của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tải văn bản đầy…

    Văn Hoá 20/05/2023
    1 Bình luận

    Những việc làm cụ thể hướng về đón mừng Đại lễ Phật đản

    Ngày Phật Đản đến, lòng ta háo hức hướng về, gắng làm những việc thiện dù là nhỏ nhất để cúng dường lên Đức Phật.…

    Hoa Tâm 20/05/2023
    1 Bình luận

    Những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa nhất

    Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho…

    PG-ĐS 20/05/2023
    1 Bình luận

    Thực hành tắm Phật sao cho đúng?

    Xin cho biết về nguồn gốc, ý nghĩa lễ tắm Phật. Lễ này được thực hiện vào những ngày nào trong năm, cách thức chuẩn…

    Mộc Công 18/05/2023
    1 Bình luận

    Tắm Phật có công đức như thế nào?

    Lễ Mộc Dục (Tắm Phật) là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong các chương trình chào đón Đại Lễ Phật đản hằng…

    Mộc Công 18/05/2023
    1 Bình luận

    Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật Đản bắt nguồn từ đâu?

    Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật Đản bắt nguồn từ đâu? Lễ tắm Phật là nghi thức truyền thống trong ngày lễ Phật đản…

    Mộc Công 18/05/2023
    1 Bình luận

    Chương trình tôn vinh cổ phục Việt – “Dệt gấm thêu hoa”

    Trong 2 ngày 13 và 14-5, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ…

    Phúc Thông 15/05/2023
    1 Bình luận

    Khai mở tâm trí cho ngày mới tại khoá tu An lạc chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng)

    PGĐS – Tiếng chuông chùa vang lên vào lúc 3h sáng ngày 13/5/2023 (nhằm ngày 24/3 năm Quý Mão), báo hiệu cho một ngày tu…

    Hồ Đức 13/05/2023
    1 Bình luận

    Ấm áp tình đồng đạo trong đêm thiền trà tại chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng)

    PGĐS – Vào lúc 20h tối ngày 12/5/2023 (nhằm ngày 23/3 năm Quý Mão), giữa không gian thanh tịnh nơi núi non tĩnh mịch, yên bình…

    Hồ Đức 13/05/2023
    1 Bình luận

    Cảnh giác với mẫu tượng Phật đản sanh (sinh) lạ

    Trong khi cả nước đang hân hoan chuẩn bị đón mừng mùa Phật đản PL 2567- DL 2023, mọi người vận động nhau treo cờ…

    Nhìn Cuộc Sống 11/05/2023
    1 Bình luận
    Load More
    © 2023 - Mạng xã hội Phật giáo Đời sống

    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VĂN HOÁ PHẬT GIÁO ĐỜI SỐNG

    VP Đại diện: Số 46 Trương Hán Siêu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Hotline: +84778112222
    Email: contact.pgds@gmail.com
    Giấy phép hoạt động số 394/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin Truyền Thông cấp ngày 15/09/2020
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Văn Tùng

    Forum Description

    Trong khi cả nước đang hân hoan chuẩn bị đón mừng mùa Phật đản PL 2567- DL 2023, mọi người vận động nhau treo cờ Phật giáo, trang trí lồng đèn hoa sen và lễ đài Phật đản tại tư gia, cũng như lan tỏa tinh thần Phật giáo trên mạng xã hội bằng cách đổi ảnh bìa và ảnh đại diện kính mừng Phật đản, thì dư luận phản đối ầm ĩ vì xuất hiện hình tượng Phật đản sinh thiếu hảo tướng và chuẩn mực do các Phật tử Chùa Thiền Tôn Phật Quang - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chia sẻ.

    Được biết đây là mẫu tượng Phật đản sinh tự phát, hoàn toàn thiếu quy chuẩn và trái với kinh điển Phật giáo. Vì theo kinh điển, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, tay phải chỉ lên trời và tay trái chỉ xuống đất với câu nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Đây là sự nhất quán trong lịch sử hình thành và tôn tạo tượng Phật đản sanh. Tuy nhiên, tuỳ theo truyền thống, quốc độ, thời đại mà tại nước ta đã xuất hiện các mẫu tượng Phật đản sanh khác nhau, hoặc là tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất ( Hữu thủ chỉ thiên, tả thủ chỉ địa); hoặc là tay trái chỉ lên trời và tay phải chỉ xuống đất ( Tả thủ chỉ thiên, hữu thủ chỉ địa).

    Những bình luận của cộng đồng mạng dưới banner (Ảnh bìa) Fanpage Thiền Tôn Phật Quang

     

    Do ảnh hưởng của triết học Phương Đông, tay trái là dương, tay phải là âm, nên các tôn tượng đức Thích ca Đản sinh từ thời Nguyễn khoảng thời vua Tự Đức trở về trước, tay trái của ngài chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống dưới. Đến khi, tổ Tính Định khắc bộ ván kinh Phật thuyết Công Đức Tạo Tượng Phật, thì thế tay tượng Phật đản sanh mới bắt đầu được cải chính. Vì y cứ bộ kinh văn này trong đó các phần như Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Trí, đều viết: “Hữu thủ chỉ thiên, tả thủ chỉ địa”.

    Điều này phù hợp với các kinh nói về sự kiện Đức Phật đản sanh như: Kinh Thái Tử Thuỵ Ứng Bổn Khởi: “ ( Bồ tát ) Nâng tay phải lên, đứng yên rồi tuyên bố rằng…”; Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả nói: “Nâng tay phải lên mà tuyên bố như tiếng sư tử rằng…”; Kinh Dị Xuất Bồ Tát Bổn Khởi nói: “(Bồ tát) liền chỉ tay phải lên trời mà tuyên bố rằng: “Trên trời dưới trời, không gì tôn quý hơn ta”; Kinh Phật Thuyết Quán Tẩy Phật Hình Tượng nói: “Sinh ra tiếp đất liền đi bảy bước, nâng cánh tay phải mà tuyên bố rằng …”; Phật Tổ Thống Kỷ : “(Thái tử) tự đi bảy bước rồi đưa tay phải lên mà tuyên bố rằng…” Do đó các tượng cổ Phật đản sanh tại Ấn Độ đều giơ tay phải lên. Đó là lý do vì sao không thống nhất thế tay về mặt tượng pháp Đức Phật sơ sinh, nhưng vẫn trung thành với kinh điển. Như vậy vấn đề này ở đây mang tính chất lịch sử.

    Trái lại, với mẫu tượng Phật đản sanh hiện nay do Phật tử chùa Thiền Tôn Phật Quang, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát tán hoàn toàn thiếu căn cứ vào kinh điển vì đó là sự kết hợp với Thủ Ấn Vô Uý và một tay chỉ lên trời hoàn phản cảm. Do tay ấn vô uý được vẽ tuỳ tiện không cố định là tay phải.

    Dựa theo sử liệu về cuộc đời đức Phật thì sau khi đạt được giác ngộ và khi Đức Phật bị con voi dữ tấn công Ngài đã sử dụng thủ ấn này. Đây là biểu hiện uy lực của sự không sợ hãi, cũng như Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian. Cho nên, hình tượng Bồ tát Tất Đạt Đa mới sơ sinh, không thể dùng thủ ấn này, vì khi đó Ngài chưa giác ngộ hoàn toàn. Đó là điểm vô lý và thiếu hiểu biết về kiến thức Phật học căn bản.

    Trong khi, Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN đang tạo ra một quy chuẩn về văn hoá Phật giáo, có liên quan đến tượng pháp, thì thiết nghĩ các mẫu tượng Phật đản sanh trung thành với kinh điển vẫn là điều cần thiết phải được tôn trọng và duy trì. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân, tự tiện sáng tác mẫu tượng Phật mới, cờ Phật giáo mới, pháp phục mới, pháp môn mới, danh xưng mới… mà chẳng màng đến lợi ích chung của Phật giáo, thì đó là tà kiến.

    Thiết nghĩ GHPGVN cần phải lên tiếng trước mẫu tượng Phật đản sanh mới, thiếu chuẩn mực, để tránh làm hoang mang dư luận. Vì hình ảnh Đức Phật là biểu tượng của sự Giác Ngộ và Giải Thoát siêu việt trong lòng nhân loại, chẳng thể tự tiện mà sửa đổi để khẳng định nét riêng của môn phong, pháp phái mà bỏ qua tính kế thừa của Kinh điển, truyền thống, văn hoá, lịch sử.

    Lý Diện Bích

    Report

    There was a problem reporting this post.

    Chưa nội dung spam, giả mạo hoặc phần mềm độc hại tiềm ẩn
    Chứa nội dung người lớn hoặc nội dung nhạy cảm
    Chứa nội dung lạm dụng hoặc xúc phạm người khác
    Hành vi quấy rối hoặc bắt nạt
    Chưa thông tin sai lệch, tin giả

    Chặn thành viên?

    Please confirm you want to block this member.

    You will no longer be able to:

    • See blocked member's posts
    • Mention this member in posts
    • Invite this member to groups
    • Message this member
    • Add this member as a connection

    Please note: This action will also remove this member from your connections and send a report to the site admin. Vui lòng đợi trong vài phút để hoàn tất quá trình.

    Report

    You have already reported this .
    Clear Clear All