Bài thơ từ viện dưỡng lão của Ông lão được lan tỏa, ý nghĩa trong cuộc sống

Đa số người cao tuổi vẫn sống cùng với con cháu khi về già. Tuy vậy, người cao tuổi hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đó là bệnh tật, sức khỏe suy giảm, lo toan cuộc sống. Nhiều người cao tuổi chưa hài lòng với việc chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò của người cao tuổi tại cộng đồng.

Do con cháu mải lo cuộc sống mưu sinh nên một số gia đình không có thời gian chăm sóc bố mẹ, ông bà. Một bộ phận con cháu mới chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của các cụ, còn cuộc sống tinh thần thì chưa được chú ý. Một số trường hợp đưa người cao tuổi vào sống trong các trung tâm dưỡng lão và gần như phó mặc cho trung tâm, rất ít khi đến thăm hỏi bố mẹ, ông bà (ngoại trừ đóng tiền hàng tháng cho trung tâm). Điều này đã dẫn tới tâm trạng tiêu cực ở người cao tuổi. Họ khao khát tình cảm gia đình, sự giao tiếp với con cháu. Họ mặc cảm vì sự thờ ơ của con cháu đối với mình.

Tại nước Úc một ông lão đã ra đi trong hưu quạnh tại viện dưỡng lão, nhưng điều mà ông để  lại đã lấy đi biết bao nhiêu giọt nước mắt của không biết bao nhiêu người. Rất nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.

Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.

“Ông lão gàn dở

Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?

Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?

Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn

Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm

Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng

Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần

Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”

Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?

Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc

Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài

Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?

Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu

Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ

Với anh và với chị, những người yêu thương nhau

Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân

Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực

Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy

Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.

Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình

Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương

Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy

Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu

Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay

Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu

Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về

Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.

Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa

Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi

Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng

Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu

Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn

Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa

Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi

Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh

Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy

Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy

Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…

Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa

Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi

Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu

Hãy mở mắt và nhìn

Chẳng phải lão già đâu

Hãy lại gần và thấy… một TÔI thật trẻ trung.”

Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.

Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.

Viện dưỡng lão phải chăng là nơi thiên đường cho những người già? hay là nơi an dưỡng cho những người có tiền mà không có con cái chăm sóc ?

Nhiều người lầm tưởng viện dưỡng lão chi phí chỉ vài triệu, nên rất thích vào đó. Nhưng thực tế, người ta xây viện dưỡng lão là để kinh doanh, y trang như khách sạn chứ không hề rẻ. Vậy nên, nếu có lương hưu và một khoản tiết kiệm thì ở nhà mình và thuê người giúp việc có khi còn tốt hơn.

Điều kiện kinh tế cũng quyết định một phần sự cô đơn tuổi già. Khi khó khăn, bạn chỉ có con cái ruột thịt chăm sóc thôi, vì dâu, rể còn ngại nữa là người khác. Nhưng điều kiện hơn, bạn có thể thuê người chăm sóc. Chính vì thế, mọi người khi trẻ phải phấn đấu để khi già không nghèo, như vậy sẽ chẳng phải phiền con cháu, chẳng sợ cô đơn trong chính căn nhà của mình.

Viện dưỡng lão đúng là xu thế của xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể vào đây dưỡng già. Trước khi muốn vào viện dưỡng lão, bạn phải biết mình có đủ tiền không? Phần lớn lương hưu của người già Việt Nam hiện nay chưa thể đủ có điều kiện vào viện dưỡng lão, nếu các cụ không có khoản tiết kiệm hoặc không được con cháu đài thọ.

Nói chung, thời đại mới, người già có tiền sẽ có nhiều lựa chọn hơn: có thể chọn ở viện dưỡng lão có thu phí, hoặc thuê người giúp việc riêng tại nhà. Hãy cứ tích lũy từ 30 tuổi, sau vài chục năm nữa, bạn có thể lựa chọn cho mình nơi phù hợp nhất để dưỡng già.

Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cạnh cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.

Hãy nhớ rằng ngân hàng thời gian của người già còn rất ít nên hãy trân trọng từng quỹ thời gian đó .

Ảnh : Sưu Tầm 

Bài : Trang Vân 

Bài viết liên quan

Phản hồi