Khẩu nghiệp nặng nề, những lời nói vô tình cũng có thể khiến chính bản thân mình và những người xung quanh bị tổn thương. Đức Phật đã dạy, lời nói chân tâm, trăm sự tốt lành, một lần khẩu nghiệp, muôn kiếp mang nợ.
Những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp dưới đây hãy nhớ và cân nhắc thận trọng mỗi khi có ý định sử dụng nhé. Phúc báo có hạn, gây nghiệp rồi gánh nghiệp đấy.
1. Đánh giá bản chất: không biết rõ về bản chất người khác, không đánh giá hàm hồ; biết rõ về bản chất của người khác, không đánh giá xúc phạm.
2. Đánh giá đức hạnh: mỗi người có những phẩm chất riêng, là tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn hãy để tự mỗi người cảm nhận.
3. Đánh giá gia đình: gia đình với ai cũng thiêng liêng như nhau, tôn trọng gia đình người khác cũng như tôn trọng gia đình mình.
4. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.
5. Đánh giá con người: nếu coi trọng, hãy kết thân; không coi trọng hãy làm người qua đường.
6. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.
7. Nói chuyện tổn thương: độc mồm độc miệng là cách nhanh nhất để gánh khẩu nghiệp, nhân quả đến rất đúng lúc. Không nói được lời tốt, hãy giữ mồm giữ miệng. Người xưa có câu:”Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”, chỉ một lời ác, trăm năm chịu khổ.
8. Nói chuyện nặng nề: nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.
9. Nói điều mình không biết: không biết mà nói là nói dối, không biết mà nói để người khác hiểu lầm là hại người, tạo thành hai tội một lúc.
Mỗi người đều chỉ có một cái miệng, nói lời hay ý đẹp thì bản thân vui vẻ, con người thanh nhàn mà phẩm chất càng cao quý. Dùng lời nói hạ thấp người khác, thành vũ khí chống lại người vô tội, hãy tin rằng luôn có nhân quả. Khẩu nghiệp nặng, phúc báo mỏng, khó mà giải trừ.
Phản hồi