6 cách chào hỏi tao nhã của người xưa
Khi bạn và người bạn cũ lâu ngày mới gặp lại, hoặc là vô tình gặp được người bạn mới, chắc chắn bạn sẽ ngay lập tức đưa tay ra để bắt tay. Ồ! Khoan đã nào, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội…
May mắn là chúng ta có thể tham khảo một số cách thức chào hỏi nhau của người xưa thông qua văn hóa truyền thống của Trung Quốc thời xưa. Thật ra, bắt tay không phải là truyền thống của phương Đông. Như mọi người đều biết, Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu đời, được gọi là “đất nước lễ nghi”, trong “Tả truyện” có nói: “Trung Quốc có lễ nghi to lớn, nên gọi là Hạ. Có trang phục đẹp, gọi là Hoa” (‘Hạ’ ở đây nghĩa là thanh cao và tao nhã, ‘hoa’ là đẹp, Hoa Hạ là một tên gọi khác của Trung Quốc thời xưa). Trên thực tế, bắt đầu từ khi Chu Công sáng tác “Chu Lễ”, người dân Trung Quốc thời xưa đã hệ thống các phương thức khác nhau về lễ nghi gặp mặt theo khuôn mẫu tiêu chuẩn, có lễ nghi giữa những người cùng vai vế, lễ nghi của hậu bối đối với tiền bối, và lễ nghi của tiền bối đối với hậu bối. Những lễ nghi này đều không cần phải tiếp xúc cơ thể, phóng khoáng mà thẩm mỹ, đơn giản mà tinh tế.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem người xưa có những phương thức chào hỏi như thế nào khi gặp mặt:
1. Củng thủ: Hai bàn tay bọc vào nhau
Ngày nay tư thế chào hỏi này vẫn còn thịnh hành tại một số khu vực Châu Á, người ta thường dùng cách thức này khi muốn cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi hoặc khẩn cầu ai đó giúp đỡ v.v..
Khi củng thủ, cần chú ý là nam giới sẽ dùng tay trái bọc vào tay phải, nữ giới dùng tay phải bọc lại tay trái. Còn nếu như làm ngược lại, thì đó là thế tay thường được sử dụng trong tang lễ.
2. Cúc cung: cúi người, khom lưng
Lễ nghi cúi người riêng lẻ (không kèm tư thế củng thủ) là cúi nửa thân trước, hai tay dán chặt vào hai bên đùi. Lễ nghi cúi người cũng là một cách chào hỏi chính thức của phương Tây, cách chào này rất thịnh hành trong cung điện hoàng gia của phương Tây thời xưa. Ngày nay, cúi người chào hỏi vẫn là cách chào hỏi rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia Châu Á.
Lễ nghi cúi người chào hỏi ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, việc cúi người khom lưng là rất phổ biến, đồng thời người được người khác cúi người chào hỏi cũng phải cúi người chào lại đối phương. Vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo nên một số nước khá chú trọng lễ nghi chuẩn mực, nếu như nhìn thấy cấp trên của mình (ví dụ như giám đốc, thầy cô giáo và bề trên) thì phải cúi người chào hỏi họ.
3. Bão quyền: Bàn tay ôm nắm đấm
Có rất nhiều cách giải thích liên quan đến thế tay chào hỏi này. Trong đó có một giải thích chính là bàn tay trái là văn, nắm đấm phải là võ, mang ý nghĩa văn võ song toàn. Vì vậy, cách chào hỏi này thường dùng bàn tay trái và nắm đấm phải, để thể hiện tình bạn tốt đẹp, và che giấu vũ lực hoặc ý thù địch. Ngược lại nếu nắm tay trái thành nắm đấm đặt lên lòng bàn tay phải thì nghĩa là bạn đang có ý tấn công đối phương.
4. Vạn phúc
5. Tác ấp
Tác ấp được chia làm thổ ấp, thời ấp, thiên ấp. Thổ ấp là hai tay bọc vào nhau giơ ra phía trước, khi hành lễ tay hơi đẩy xuống phía dưới. Ngày nay thường được sử dụng trong trường hợp chào hỏi giữa tiền bối đối với hậu bối, cấp trên đối với cấp dưới. Thời ấp là hai tay đặt ngang nhau rồi đẩy về phía trước. Ngày nay thường được sử dụng trong cách chào hỏi giữa những người có cùng vai vế với nhau. Thiên ấp là hai tay bọc vào nhau giơ ra phía trước, hơi nâng nhẹ lên phía trên, cách chào hỏi này thường được sử dụng khi hậu đối chào hỏi tiền bối.
Khi tác ấp, nam giới đặt tay trái ở bên ngoài, nữ đặt tay phải ở bên ngoài, cúi đầu cong lưng để thể hiện sự khiêm cung.
Người xưa cực kỳ xem trọng lễ nghi tác ấp, cho rằng đây là cách thể hiện cho sự thành tâm ở trong lòng và hành vi, vì vậy có câu nói là “ấp nhượng mà trị thiên hạ, gọi là lễ nhạc”, ‘ấp nhượng’ trong câu này nghĩa là cách giáo hóa con người bằng lễ nghi.
6. Chắp tay
Trong truyền thống Yoga hoặc ở một số khu vực Nam Á cũng thường xuyên sử dụng lễ nghi này. Cách chắp tay rất đơn giản, hai bàn tay nhẹ nhàng áp vào nhau sao cho hai tay bằng nhau và đưa lên trước ngực. Các đầu ngón tay ấn nhẹ vào nhau, các ngón tay áp chặt vào nhau và lòng bàn tay hơi hở. Thả lỏng cánh tay phía trước, khuỷu tay hướng ra ngoài, cánh tay gần như tạo thành một đường thẳng.
Những cách chào hỏi khi gặp mặt được kể trên không chỉ vệ sinh, lịch sự mà cũng thích hợp sử dụng ở những nơi đông người, quan trọng hơn là những cách chào hỏi này cũng thể hiện một cách khéo léo sự tôn kính và khiêm cung của người chào, thích hợp sử dụng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát khắp nơi như hiện nay. Mọi người có thể chào hỏi nhau mà vẫn thực hiện được “giãn cách xã hội”, đồng thời thực hiện các lễ nghi chào hỏi cũng nhắc nhở bản thân chúng ta không quên sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau giữa người với người.
Châu Yến biên dịch
Phản hồi