Giải mã cuộc sống đương đại qua văn hóa tu luyện trong ‘Tây Du Ký’ (P.1)

Tháng 12 năm ngoái, một hòa thượng tu tập tại tu viện nhỏ phía sau chân núi Nam Lĩnh – Trung Hoa, tự nhận là có nghiên cứu rất sâu về Đường Huyền Trang, đã nói chuyện với tôi về những sự việc đang xảy ra ở hiện tại thông qua công năng của mình…

Nhà sư nói rằng: tình hình dịch bệnh tràn lan là do yêu ma và nghiệp lực tìm đến. Ngay cả vấn đề bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, một khi chính nghĩa không được thực hiện, dịch bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vị hòa thượng nói rằng: Nhìn từ một không gian khác – trên thế gian có ba loại người là trắng đen và màu trung gian. Những người bán mạng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính phủ ngầm đều có màu đen. Ý đồ của những kẻ xấu xa này là khiến thế giới trở thành nô lệ cho chúng. Tương lai của những người này sẽ không được tốt đẹp. Còn những người thực hành theo giá trị phổ quát (Chân – Thiện – Nhẫn), tín ngưỡng vào Thần, gìn giữ văn hóa truyền thống thì thân thể có màu trắng, trong cuộc sống sinh hoạt, những người này sẽ dẫn dắt con người tương lai trở về văn hóa truyền thống và sự an bình. Màu trung gian là màu xám, những người có màu này đều không biểu lộ thái độ, họ im lặng trước mọi thứ, đây thực ra là một biểu hiện của con người rất ích kỷ, họ cũng đang ở vào thế rất nguy hiểm…

Nhận xét của vị hòa thượng về “Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ ngầm” khiến tôi cảm thấy rất hứng thú. Bạn có quan tâm đến vấn đề Tổng thống Hoa Kỳ?

Vị này nói rằng: đây không phải là vấn để có hứng thú hay không, mà nhân loại lựa chọn như thế nào sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Thế nhưng thật không ngờ sự việc này đã bị thế lực đen tối giở thủ đoạn sau lưng. Vị cao tăng nói thêm rằng, mỗi ngày ông đều bái Phật và cầu nguyện ĐCSTQ sớm ngày diệt vong, không ngờ nó lại có quan hệ với chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ nếu như đầu hàng ĐCSTQ, thế giới này vậy là xong rồi.

Tôi hỏi: “Là một tăng nhân, đây chẳng phải là ngài đang tham dự chính trị sao?”

Nhà sư trả lời: “Với tư cách là một người của xã hội, tôi hiểu rất rõ việc tu Phật và chuyện thế sự không còn quan hệ nữa. Đây không phải là tham dự chính trị. Ví dụ như, tôi nghiên cứu việc Đường Huyền Trang thỉnh kinh, mượn câu chuyện ‘Tây Du Ký’ để nói cho mọi người hiểu rõ các chân giá trị, giúp mọi người nhận ra rằng: Trên đường đi thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng đã qua nước Bảo Tượng, nước Ô Kê, nước Xa Trì, Tiểu Nhi quốc… Tôn Ngộ Không đã trừ yêu diệt ma cho quốc vương, giúp những nước này tiêu trừ được tai họa mà nghênh đón phúc lành, giúp cho tinh thần và thể chất của quân vương và dân đều khỏe mạnh, thậm chí còn cứu sống sinh mệnh quốc vương, giữ yên ngôi vị… Những việc làm này của Ngộ Không chẳng lẽ lại là tham dự chính trị? Nhiều nước muốn Đường Tăng ở lại đã sẵn sàng phong cho chức vị cao quý, Đường Tăng có nhận lời không? Hành động của tôi chẳng phải cũng giống như Tôn Ngộ Không trừ yêu diệt quái? Tôi có cầu đạt được địa vị quyền uy chính trị gì sao?”

Những điều vị cao tăng vừa nói ở trên làm tôi nhớ đến một nhóm người tu luyện trong xã hội đời thường ở Trung Quốc đại lục, họ thường xuyên nói sự thật cho người Trung Quốc ở khắp mọi nơi. Thông qua họ tôi biết được thêm nhiều thông tin, chủ yếu là những thủ đoạn mà ĐCSTQ dùng để hủy diệt nhân loại. Tôi cũng từng hỏi qua họ: “Các bạn chẳng phải đang làm chính trị sao?” Họ nói rằng: họ không có cương lĩnh và mục tiêu chính trị, chỉ có điều ĐCSTQ phản thiên phản địa phản nhân loại, dùng bạo lực chính trị và thông tin lừa đảo để hãm hại họ, không chỉ có vậy, nó còn hãm hại toàn thể người Trung Quốc. Họ chỉ nói lên sự thật, hy vọng mọi người có thể phân biệt thiện ác chính tà, bảo vệ chính nghĩa và lương tri mà thôi. Họ chính là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chân chính.

10 ngày ở cùng vị hòa thượng, tôi đã tăng thêm vài phần kính trọng khi cùng ông tiến hành trao đổi kỹ càng và nghiên cứu một cách hệ thống về ‘Tây Du Ký’. Sau khi về nhà, tôi nghiên cứu lại lần nữa bộ sách kinh điển này và phát hiện ra rất nhiều đạo lý trong cuộc sống hàng ngày, khi đối diện với các loại tà ác và tai họa khác nhau, làm thế nào để vượt qua và sống hạnh phúc. Hơn nữa tôi còn phát hiện ra nhiều thiên cơ về việc con người trở thành Thần, khơi nguồn cảm hứng cho người hiện đại. Dưới đây là những cảm ngộ mà bản thân đắc được khi nghiên cứu ‘Tây Du Ký’, tôi viết ra để chia sẻ cùng đọc giả.

1. Theo chân Ngộ Không học Đạo thấy được tính mệnh con người thật phi thường

“Tây Du Ký” là một bộ tiểu thuyết giảng về tu luyện. Về tác giả Ngô Thừa Ân, có người nói rằng trong lịch sử không có người này, là người đời sau đặt tên mang ý tứ thừa lệnh ân điển của Trời cao. Mặc kệ có tồn tại một người tên là Ngô Thừa Ân hay không, người thu thập và biên soạn cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” hẳn phải là người tu Đạo có thành tựu. Bởi vì bộ tiểu thuyết này được rất nhiều người ưa thích từ xưa đến nay, từ người già đến trẻ nhỏ và nó phù hợp với chữ “Chân” trong nhân tính con người. Tôi tạm thời coi đây như là câu chuyện có thật và xem nó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Bìa bản Tây du ký chữ Hán thế kỷ XVI (Nguồn: Wikipedia)

Tôi bắt đầu tìm hiểu từ nhân vật chính, Tôn Ngộ Không. Bởi vì trong bộ tiểu thuyết, ở giữa trời đất, Tôn Ngộ Không đã xuất hiện sớm hơn Đường Tăng. Trên thân còn được sắp đặt mang theo sứ mệnh truyền bá văn hóa tu luyện. Con đường tu luyện của Ngộ Không trải qua muôn vàn khó khăn, cho nên vừa chào đời đã được hưởng tự do và hạnh phúc, bản lĩnh đặc biệt đã giúp Ngộ Không được hưởng thụ uy danh “vua khỉ”. Nhưng dù sao nó cũng là con khỉ đá, sinh mệnh có yêu tính. Sau hơn 10 năm nếm đủ vất vả gian nan, dựa vào bè thông khô và gậy tre, một mình con khỉ này đã vượt qua được hai biển Đông Hải và Tây Hải, đi qua Nam Thiện Bộ châu và Tây Ngưu Hóa châu. Trong quá trình tìm đạo, khỉ đá đã học được phong cách của một con người như mặc quần áo, đi giày, học phép xã giao và ngôn ngữ con người, ăn uống và nghỉ đêm, cuối cùng đã đến Đạo Linh Đài ở Phương Thốn Sơn học Đạo.

Trên đoạn đường này, khỉ đá không chỉ học ăn học nói, học đeo giày và mặc quần áo mà còn là học lấy đạo lý về nhân phẩm của con người. Điều này đã nói rõ ràng rằng, trước khi học Đạo cần phải học được làm người, tối thiểu phải có nhân phẩm và lễ tiết, làm một người tốt. Đường cầu Đạo của khỉ đá còn cho thế nhân thấy: cầu Pháp cầu Đạo là vô cùng khó khăn chứ không phải chuyện dễ dàng, nhất định phải có ý chí mạnh mẽ và nghị lực phi thường. Trên đường, khỉ đá thấy rằng thế nhân toàn là người cầu danh cầu lợi, không thấy một ai nghĩ cho thân mệnh của chính mình. Cách nhìn của người tu Đạo đối với cuộc sống này thường không giống người bình thường ở nơi hồng trần. Đối với việc cầu Đạo, căn cơ của con người có vai trò rất quan trọng.

Truyện “Tây Du Ký” cũng nói ra không ít đạo lý trong quá trình học Đạo của Tôn Ngộ Không. Để thực hiện thành công một sự việc lớn thì thật không dễ dàng, cho dù một người được Thượng thiên sắp đặt đường đời, muốn có được kinh nghiệm thành công, người đó nhất định phải trải qua rèn luyện trong thử thách nguy hiểm.

Bồ Đề Tổ Sư có công năng túc mệnh thông, ông đương nhiên biết rõ nguồn gốc của khỉ đá, nên đã sai đồ đệ ra mở cửa nghênh đón người cầu Đạo vào nhà nhưng rồi lại ra lệnh “Đuổi ra đi!”. Đương nhiên hành động này chỉ là để thăm dò, cũng nói rõ việc Sư phụ không dễ dàng nhận đệ tử. Trong số những người theo Bồ Đề Tổ Sư học Đạo, Tôn Ngộ Không có tâm tính rất tốt, tâm chân thành, ngộ tính tốt nhất, có thể hiểu được chủ ý của sư phụ – nửa đêm đi tìm gặp thầy xin học đạo Trường Sinh, điều này khiến Bồ Đề Tổ Sư rất đỗi vui mừng. Bởi vì trong tu Đạo, ngộ tính thực sự quan trọng hơn cả căn cơ. Đây có lẽ là lý do mà Tổ Sư đặt cho khỉ đá cái tên Tôn Ngộ Không làm pháp danh. Phật gia giảng “không”, có lẽ Tổ Sư đã biết người đệ tử này cuối cùng nhất sẽ là người Phật môn.

Một số người có thể cho rằng, tác phẩm ‘Tây Du Ký’ là do Ngô Thừa Ân sáng tác. Tác giả là một người tu luyện rất tốt, bởi vì những gì ông viết ra đều mang theo một bộ phận “chân lý” của tu luyện, đạt ở một cấp độ nội hàm nhất định. Tuy nhiên, khi học đạo chỗ Bồ Đề Tổ Sư, Ngộ Không mới chỉ học “thuật” chứ chưa tu bỏ yêu khí, do vậy khó tránh khỏi khoe khoang 72 phép biến hóa đã học được trước mặt các sư huynh sư đệ. Đối với người tu Đạo mà nói, hiển thị là một điều cấm kỵ, vì vậy mà Ngộ Không đã bị Tổ Sư đuổi về Hoa Quả Sơn.

Trong quá khứ, việc học Đạo có yêu cầu vô cùng nghiêm khắc. Trước khi trở về Hoa Quả Sơn, Tổ Sư cũng nhắc nhở Ngộ Không: “Người tu hành, mở miệng thì thần khí tán, mở miệng sẽ tạo thị phi, phải chân tu”. Thông qua công năng, Tổ Sư đã biết được tương lai Tôn Ngộ Không sẽ gây đại họa (đại náo thiên cung), vì vậy đã nhắc nhở lần nữa: “Ngươi gây ra tai họa đừng liên lụy đến ta”. “Ngươi đi lần này, nhất định sẽ làm ra chuyện xấu. Dù ngươi làm ra chuyện xấu tệ thế nào đi nữa, cũng đừng nói là đồ đệ của ta. Chỉ cần ngươi nói ra nửa chữ thì ta đã biết, nhất định sẽ lột da đẽo xương ngươi, lấy hồn phách đánh xuống 9 tầng địa ngục, dạy ngươi vạn kiếp không thể thoát thân”.

Đằng sau lời nhắc nhở của Tổ Sư còn ẩn chứa một đạo lý, bởi năng lực có hạn, Tổ Sư cũng không thể tiêu trừ hết yêu tính của Ngộ Không. Không phải Tổ Sư sợ việc Ngộ Không phạm sai lầm làm liên lụy đến mình, mà là bởi vì sư phụ không thể tùy tiện nhận đệ tử, khi đồ đệ tạo nghiệp quá lớn, làm sư phụ mà không có đủ năng lực giải quết, hoặc không giải quyết… thì chiểu theo pháp lý của Thiên Thượng an bài, sư phụ cũng gặp tai họa theo. Duyên thầy trò cũng bị thiên lý quản thúc, thần thông đánh không lại tội nghiệp lớn.

Trong quá khứ, người học Đạo chân chính là cầu nâng cao được tầng thứ chứ không phải cầu bản thân có thêm bản sự. Đây là một trong những yếu tố mà người làm sư phụ sẽ căn cứ để quyết định có thu nhận đệ tử hay không. Bởi vì, học Đạo mà cầu bản sự là người vô cùng ích kỷ, là điều tối kỵ, bởi Đạo vốn giảng về đại tự tại, thuận theo tự nhiên, đạt cảnh giới sinh mệnh vô tư vô dục.

Sau khi nhảy ra khỏi tảng đá, con khỉ này đã học được một chút bản sự tại động Nguyệt Tam Tinh, trong sinh mệnh vẫn còn ma tính. Điều này có thể nhìn thấy khi nó sinh sống ở Hoa Quả Sơn. Ban đầu nó xưng vương ở Hoa Quả Sơn, nơi đây đã trở thành thế giới của nó. Về sau, Ngộ Không từ chỗ Tổ Sư trở lại Hoa Quả Sơn thì phát hiện ra ngọn núi này đã trở thành thế giới của yêu ma, sói, trùng, hổ, báo, hồ, ly… đủ loại yêu quái đã bắt đi không ít khỉ con, Hoa Quả Sơn trở nên hoang vu cằn cỗi. Hỗn Thế Ma Vương còn chiếm mất động Thủy Liêm. Sau khi Tôn Ngộ Không luyện võ, yêu quái sống trong 72 hang động trên núi, tất cả đều đến xưng tôn Ngộ Không là Hầu vương. Các yêu vương ở những ngọn núi khác cũng đến tiến cống trống vàng áo giáp, nhao nhao luyện võ đợi ngày khởi binh.

Tại đây cũng có thể thấy được, tương lai Tôn Ngộ Không nhất định sẽ gặp nạn, ma tính càng mạnh thì độ khó càng lớn. Đặc biệt là từ sau khi lấy được Kim Cô Bổng dưới Long cung. Ngộ Không nhập hội Thất đệ huynh, gồm Ngưu ma vương, Giao ma vương, Bằng ma vương, Sư đà vương, Mi hầu vương… “Mỗi ngày đều giảng văn luận võ, uống rượu từ cốc đến chén, huyền ca xuy vũ, thường giết trâu, làm thịt ngựa, cùng bọn yêu quái ca hát nhảy múa, ăn uống đến say mèm”.

Vậy là Ngộ Không đã trở thành thủ lĩnh của thế giới yêu ma. Nếu không vào cửa Phật, Tôn Ngộ Không làm sao mới có thể giữ được tính mạng, làm thế nào mới thành được đại sự? Liệu Ngộ Không có thể không phạm sai lầm? Có thể không náo động Thiên cung? Bồ Đề Tổ Sư có thể chứa chấp Ngộ Không sao? Thế nhưng, sinh mệnh này, nhờ làm theo lời dạy của Phật mà đắc thành quả vị Đấu Chiến Thắng Phật. Bởi “Phật Pháp vô biên”, từ bi của Ông có thể độ hết thảy sinh mệnh trên thế gian muốn hoàn lương, dù cho người đó có nghiệp chướng lớn đến cỡ nào, Ông đều có biện pháp.

Tôn Ngộ Không đã học được thuật trường sinh, khi linh hồn bị đưa đến “U minh giới”, có nói với Thập đại minh vương như thế này: “Lão Tôn đã tu Tiên đạo, tuổi thọ ngang với Trời, đã siêu thoát ngoài tam giới, nhảy ra khỏi ngũ hành, vì sao lại gọi ta đến đây?” Đây là câu nói của người tu luyện. Điều này cho thấy Ngộ Không không phải là một sinh mệnh bình thường. Sau này Ngộ Không gặp rất nhiều khó khăn, lúc cấp bách đều có người bảo hộ – ngay cả khi đại náo thiên cung bị nhốt vào lò bát quái.

Gặp khó khăn, chẳng những sự tình không thể gây khó dễ cho Ngộ Không, ngược lại còn tôi luyện nó thành sinh mệnh có bản lĩnh lớn hơn. Bị nhốt vào lò bát quái, môi trường này lại giúp Ngộ Không luyện được đôi nhãn hỏa kim tinh. Chỉ có điều, khi bị Thái Thượng Lão Quân nấu luyện, Ngộ Không đã đạp đổ lò bát quái khiến một viên than rơi xuống tạo thành Hỏa Diệm Sơn ở nhân gian, đợi sau này tự bản thân đi hóa giải tội nghiệp. Đây là thể hiện hóa giải duyên nợ trong Phật gia. Đương nhiên là, việc 10 vạn thiên binh cũng không thể đánh lui Ngộ Không đã cho thấy bản lĩnh của sinh mệnh này không nhỏ, giúp nó không gục ngã khi hàng phục yêu ma suốt dọc đường đi lấy chân Kinh. Tuy nhiên, “vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn”, Tôn Ngộ Không đã bị Phật Như Lai nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, cũng là để giải thích một sự thật rằng: ngoài trời có trời, nơi cõi người còn có đạo lý.

Trong giới tu luyện ẩn chứa rất nhiều những an bài cùng thiên cơ. Bộ tiểu thuyết này không ngừng điểm hóa, giúp người đời sau có thể phá mê, hiểu được chân lý kiếp nhân sinh. Người đọc nhận ra được sẽ biết suy nghĩ, cuối cùng sinh mệnh con người có ý nghĩa gì?

Sinh mệnh con người, ngoài các thành phần vật chất như cơ, xương, máu, tóc, các cơ quan nội tạng, v.v., cảm giác sinh lý, tình cảm với thế giới bên ngoài, còn có phẩm đức, tinh thần và các loại tư tưởng… Đối với động vật mà nói, chúng cũng có 3 loại nhân tố đầu. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền thuyết tiến hóa chỉ nhấn mạnh vào 3 yếu tố đầu này mà không nói đến 3 nhân tố phía sau – phẩm đức, tinh thần và các loại tư tưởng. Do vậy, dưới sự kích thích của ham muốn hưởng thụ vật chất, con người sẽ không ngừng trở nên biến dị, hóa thành thú vật. ĐCSTQ không ngừng nhấn mạnh đến tiền, quyền lực, phát triển, tình dục, tư lợi… để con người say sưa với những giấc mộng, khiến nạn dịch tràn lan như hiện nay. Dưới con mắt của Thượng Đế, con người đã không còn đạo đức ước thúc hành vi và tinh thần sẽ không khác gì loài động vật. Đây chẳng phải là điều đáng sợ sao?

2. Đường Tăng thề cắt đứt dục vọng của con người

Từ nhỏ, Đường Tăng đã xuất gia, nội tâm thuần khiết, thất tình lục dục tương đối ít. Trong tiền kiếp, ông vốn là đồ đệ thứ 2 của Phật Như Lai. Bởi vì không nghe thuyết pháp, khinh thường đại giáo nên đã bị giáng xuống làm người, hạ sinh nơi Đông Thổ. Ông phải trải qua 81 nạn trên vạn dặm đường mới thỉnh được chân Kinh.

Phật Pháp trân quý vô cùng, do vậy việc tôn kính Phật Pháp quan trọng biết bao.

Trong quá trình Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng nói lên rất rõ về chủ đề nhân quả báo ứng. Những khó khăn và kiếp nạn mà ông vượt qua cũng chính là quá trình trừ bỏ ma tính. Sinh mệnh muốn chiến thắng được ma lười biếng, ma ngạo mạn, ma tranh đấu, ma đố kỵ, ma sợ hãi, v.v. cần phải dựa vào thệ nguyện của bản thân, do vậy Đường Tăng đã phát thệ nhiều lần trước khi lên đường.

Bốn nhân vật chính, từ trái sang phải: Tôn Ngộ Không, Huyền Trang, Trư Ngộ Năng, và Sa Ngộ Tĩnh (ảnh: Wikipedia).

Trước lúc lên đường, đệ tử nói với ông: “Thưa Sư phụ, con từng nghe nói, đường đến Tây Thiên xa, hơn nữa… còn có hổ báo yêu ma. Chỉ sợ có đi không có về, khó bảo toàn tính mạng”. Huyền Trang nói: “Ta đã phát đại thệ nguyện, không lấy được chân kinh, sẽ vĩnh viễn trầm luân trong địa ngục”. Huyền Trang vui vẻ khoác áo cà sa, đi vào chánh điện, lễ bái trước Phật nói: “Đệ tử Trần Huyền Trang, đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng mắt người thường u mê, không nhìn thấy được chân tướng thật sự của Phật. Nay thệ nguyện: Trên đường đi, nếu gặp miếu sẽ thắp hương, gặp Phật bái Phật, gặp tháp quét tháp. Chỉ mong ngả Phật từ bi, sớm hiện thân vàng trượng sáu, ban thưởng chân kinh, lưu truyền Đông Thổ”.

Lời thề không được phát ra một cách tùy tiện. Khi sinh mệnh người nguyện ý để tự bản thân định đoạt, do vậy Thượng Thiên sẽ căn cứ vào thệ nguyện của người đó mà sắp đặt đường đời. Nếu như Đường Tăng không lấy được chân Kinh, giữa đường mê luyến sắc đẹp hoặc vinh hoa phú quý, thì khi chết đi nhất định sẽ đọa vào địa ngục. Nếu như trên đường đi gặp miếu không thắp hương, gặp tượng Phật không bái, gặp tháp không quét, không đủ thành kính thì có lẽ đã chết ở giữa đường rồi.

Điều này không giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà rất nhiều đảng viên gia nhập phải phát thề độc. Dù đó chỉ là hành động để lừa gạt người khác, hay là máy móc làm theo, là vì danh lợi mà chủ động bán mệnh, đã giơ nắm đấm lên trời mà phát thệ thì nhất định sẽ phải ứng nghiệm theo. Bởi hành động phát thệ là biểu hiện của hữu thần luận. ĐCSTQ mượn miệng Mao Trạch Đông mà phát ra lời muốn đấu với Trời, đấu với đất, đấu với người. Lịch sử bước sang năm 2020, virus ĐCSTQ lây lan khắp toàn cầu, nhiều nước thuộc châu Âu, châu Mỹ đã nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ nên muốn tính sổ với nó. Trung Quốc trải qua thiên tai lũ lụt nghiêm trọng, đây đúng là Trời muốn diệt ĐCSTQ, cũng ứng với nhân quả báo ứng. Những phần tử của ĐCSTQ chẳng phải cũng bị chôn vùi cùng nó sao? Nếu không phá bỏ lời thề, ông Trời liệu có thể dung tha cho không? Có thể hành động phát thệ là vô tâm, chỉ là hình thức, tuy nhiên ĐCSTQ yêu cầu bạn thực hiện thì không phải là hành động vô tâm, nó đúng là muốn bạn phải chết cùng nó. Khi ĐCSTQ đến thời điểm nhận báo ứng, bạn chẳng phải chết một cách oan uổng?

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Bài viết liên quan

Phản hồi