Tản mạn về “khái niệm”: “Tiền Chùa, của Chùa”

Đã từ lâu, trong dân gian Việt Nam hay dùng thuật ngữ ”Tiền chùa” và “Của chùa” để nói lên cái sự lãng phí và vô trách nhiệm đối với tiền của. Vậy, xuất phát từ đâu và cách ví von này và nó có ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Phật giáo hay không(?).

Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man- đa- la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.

Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.
“Chùa chiền” theo Hán- Việt còn có nghĩa là “tự viện”, là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như “Tự”, “Quán”, “Am”.

Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Tất cả những sự bảo bọc, giúp đỡ, gìn giữ để Tam Bảo được trường tồn đều gọi là cúng dường. Tam bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng. Người Phật tử nhớ ơn Tam Bảo- nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý ( Pháp) của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Còn Tăng là những người đã giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho. Hơn thế nữa, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, và duy trì ngôi Tam bảo được trường tồn để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.
Như vậy,nhờ có hạnh cúng dường của nhà Phật mà đại chúng mà mới có chùa và”hậu cần”để duy trì sự trường tồn của tam bảo và Phật sự. Và cũng nhờ ”Tứ vô lượng (Từ-Bi-Hỷ-Xả) để loại bỏ”Tam độc”(Tham, sân, si) nên của cải vật chất ở chùa mọi thứ đều là của chung (Nói theo cách nói ngoài đời là mọi người vì mình mình vì mọi người).

Nói một cách nôm na là, của chùa là không riêng của một ai(!)

Thành ngữ dân gian chúng ta cũng thường có những câu: ”lấy xôi làng đãi ăn mày ”hay “lấy của làng làm lệ”- Ngụ ý rằng: lấy của “công” nhằm phục vụ mục đích riêng cho mình(!)

Thuật ngữ “Tiền chùa “, Của chùa” có ý nghĩa rất cao đẹp, nhân văn và hết sức thiêng liêng. Phật giáo hơn 2000 du nhập vào Việt Nam đã trở thành những di sản lịch sử, văn hóa,đạo đức, giáo dục, tâm linh và nhân văn…
Do vậy: Bất luận trường hợp nào mà dùng tiền của phí phạm đều được ví von “tiền chùa”, ”của chùa”. Đặc biệt đó là tài sản của nhà nước và của nhân dân, phải hết sức tránh bị gọi là như dùng ”Tiền chùa”, ”Của chùa”!
Mong lắm thay./.

30/5/2020

Luật gia Trần Thúc Hoàng

Bài viết liên quan

Phản hồi