Tranh cãi hơn thua là điều không bao giờ có trong từ điển của người khôn ngoan, vì sao vậy?

Có những người hễ gặp chuyện gì cũng phải tranh luận cho bằng được để giành phần thắng về phía mình, nhưng cũng có người không bao giờ tranh cãi hay nói lý lẽ với ai, tại sao vậy?

Tranh cãi là điều khó tránh ở đời

Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với nhau. Giao tiếp giữa người với người là một quá trình mã hóa và giải mã tín hiệu thông tin. Mọi sự cãi vã chính là bắt nguồn từ quá trình giao tiếp.

Con người không ai giống ai, sự khác biệt về lập trường quan điểm, hoàn cảnh xuất thân, bối cảnh sinh sống, nền tảng kinh nghiệm, giá trị văn hóa… nên khó tránh khỏi sự hiểu nhầm ý nhau.

Khi giải mã nhầm tín hiệu thông tin của đối phương khiến chúng ta tiếp nhận và phản ứng. Liên tiếp các thông tin được mã hóa khiến hiểu lầm cứ thế tăng lên, mọi chuyện lúc nào trở nên khó kiểm soát.

Căng thẳng, xung đột trong quá trình giao tiếp khiến cảm xúc của con người bị đẩy lên cao trào, như bị đổ thêm dầu vào lửa, người thì mặt đỏ tía tai, người buông lời cay đắng. Hai bên không ngừng công kích và chửi rủa lẫn nhau. Cuối cùng, cuộc giao tiếp bình thường đã biến thành cuộc cãi vã.

Tâm lý chung của con người, ai cũng muốn bảo vệ giá trị của bản thân mình. Dù không nói ra nhưng rõ ràng trong tiềm thức chúng ta đều có tâm lý đề phòng, sợ người khác đánh giá thấp hoặc phủ nhận đối với mình.

ly-do-nguoi-khon-ngoan-khong-bao-gio-tranh-cai-hon-thua-1

Trong mỗi cuộc cãi vã, người ta tìm cách hạ bệ đối phương, không ngừng công kính người khác về mặt đạo đức và nhân phẩm. Lúc này, việc bảo vệ giá trị bản thân đã bị tác động. Chưa rõ ai đúng ai sai nhưng giờ đây chính là một trận công kích về nhân cách, trận chiến để bảo vệ nhân cách.

Người ta đôi khi không kiểm soát được bản thân mà lao vào các cuộc cãi vã, không rõ mục đích của mình. Đến một mức độ nào đó, chúng ta không cãi nhau để phân định đúng sai mà chỉ là để tranh giành hơn thua. Chúng ta bị chính cảm xúc của mình cuốn theo và cãi vã trở thành sự đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Để rồi, kẻ thù thực sự trong mỗi cuộc cãi nhau thực ra chẳng phải là đối thủ mà lại là chính cảm xúc của mình.

Khi bị chi phối bởi cảm xúc, phần xấu xa trong mỗi con người sẽ lộ diện để lấn át đi phần giá trị tốt đẹp. Đó chính là nguồn con của những hành vi kích động, có thể khiến con người ta hối hận cả đời.

Nếu cảm thấy bản thân hay bị kích động bởi lời nói của người khác, cách tốt nhất là nên bình tĩnh, không vội vàng đáp trả. Bạn có thể rèn luyện đếm từ 1 đến 10, rồi hãy tiếp tục trò chuyện để không bị cảm xúc tồi tệ chi phối.

Tranh cãi với người khác là tự trừng phạt bản thân mình

Khi mối quan hệ giữa người với người xảy ra cãi vã, bạn đã bao giờ tự hỏi: cãi nhau để được gì? Thật vậy, kết thúc một cuộc cãi vã, thứ hai bên nhận được đều là sự thua cuộc. Cuộc chiến hoàn toàn không có người thắng, chỉ là ai thua thảm hơn mà thôi. Bản chất của cãi vã thực ra là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân mình. Cuộc đời vốn quá ngắn, việc gì phải tự làm khổ mình như vậy?

Con người sống ở đời, đừng quá tuyệt tình mà tùy tiện nói lời khó nghe làm tổn thương người khác. Khi tranh luận hãy tập trung vào đúng chủ đề cần bàn, nói đúng trọng tâm, đừng để bản thân bị mất kiểm soát.

Trong mối quan hệ nào cũng thế, trước khi nói điều gì, chúng ta nên suy nghĩ liệu lời mình nói ra có ích gì không, có nhất thiết phải nói ra không? Đừng chỉ nói cho sướng miệng mà không để ý đến cảm xúc của người khác. Nói lời dễ nghe, biết nói đúng lúc, biết lúc nào nên nói lúc nào nên im lặng… chính là một điều khẳng định nhân cách của con người.

ly-do-nguoi-khon-ngoan-khong-bao-gio-tranh-cai-hon-thua-2

Chẳng hạn trong cuộc giao tiếp phát sinh xung đột, đối phương nói “Bạn thật ích kỷ!”. Và rồi bạn phản ứng lại “Anh thì sao? Anh thì tốt đẹp à?”. Đấy, nếu bạn nói vậy thì chỉ là cách đẩy cuộc cãi vã lên cao trào.

Thay vì thế, bạn hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi lại đối phương: “Lý do gì khiến anh cảm thấy vậy? Tôi đã làm điều gì khiến anh cảm thấy vậy?”. Rồi sau đó bạn hãy lắng nghe tín hiệu tích cực từ phía đối phương, chọn lọc và loại bỏ những ngôn từ mang tính cảm xúc của họ trong lúc nóng giận.

Khi cảm thấy đối phương có hiểu lầm, bạn nên dành thời gian giải thích rõ ràng về sự thật. Hãy khiến họ phải nói ra điều họ bất mãn. Việc tìm hiểu cụ thể vấn đề gây ra mâu thuẫn mới giúp giải quyết được, tuyệt đối không mang những thứ không liên quan để chỉ trích, hạ bệ đối phương.

Một người khôn ngoan luôn giữ thái độ khoan dung, độ lượng, bình tĩnh khi giao tiếp, dù ai đó muốn mượn cớ nổi giận cũng khó. Nên nhớ, dùng sự ôn hòa để đối đãi với người đời. Như vậy, giải quyết hiểu lầm tốt hơn nhiều so với việc đôi bên gân cổ lên cãi nhau.

Thắng thua ở đời chẳng có gì quan trọng

Năm tháng cuộc đời vẫn lặng lẽ trôi qua, người với người nên mang tình yêu thương và lòng cảm thông mà đối đãi với nhau. Tranh luận đúng sai, phân định thắng thua đâu giải quyết vấn đề gì. Vợ chồng cãi vã, dù ai thắng ai thua thì mối quan hệ cũng rạn nứt. Anh em cãi vã, dù kết quả thế nào tình nghĩa cũng bị ảnh hưởng. Bạn bè tranh luận đúng sai cuối cùng tình cảm không còn.

Một bài viết trên mạng xã hội mà tôi vô cùng tâm đắc: Hai người khi đang giận dữ, khoảng cách giữa hai trái tim ở rất xa nhau. Để thu hẹp khoảng cách đó, để khiến đối phương nghe được mình nói thì họ bắt buộc phải hét lên thật to. Nhưng càng hét to, người ta lại càng giận dữ, càng giận dữ, khoảng cách giữa hai người lại càng xa, càng xa lại càng phải hét to hơn…

Trong khi đó, hai người yêu nhau, tình huống hoàn toàn trái ngược. Không những không hét lên mà lời nói giữa họ hết sức nhỏ nhẹ, dịu dàng. Vì sao? Vì khi đó trái tim họ đang ở rất gần, hầu như không có khoảng cách, vì thế khi hai người yêu nhau, thường dùng cách thủ thỉ để trò chuyện.

ly-do-nguoi-khon-ngoan-khong-bao-gio-tranh-cai-hon-thua-3

Trong cuộc đời, có thể bạn gặp một người không muốn cãi nhau với họ. Bạn nghĩ rằng họ không biết cãi nhau? Không hề, chỉ là họ không muốn biến bản thân thành một người nóng nảy.

Còn tồn tại sự giao tiếp giữa người với người, thì khó tránh khỏi hiểu lầm, cãi vã. Muốn ngăn chặn cãi vã, mỗi người chúng ta phải học cách bao dung, hạ thấp cái tôi, biết đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận. Những điều mình không muốn nghe, thì đừng nói với người khác. Những việc mình không muốn gặp phải, thì đừng gây ra với người khác.

Con người không ai là hoàn hảo, nếu bạn có thể nhẫn nại quan sát tìm kiếm những ưu điểm của đối phương, thu nhỏ những nhược điểm của họ, thì sẽ tránh được những xung đột không đáng có.

Nếu bạn gặp phải những người hơi chút là nổi giận, mở miệng chửi rủa người khác thì đừng bận tâm đến họ. Cách duy nhất bạn nên làm đó là nở nụ cười tươi, vẫy tay, chúc họ gặp may mắn, rồi tiếp tục đi đến con đường của bạn. Đừng để những cảm xúc tiêu cực của họ ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của bạn.

Bài viết liên quan

Phản hồi