Tôn Giả Đại Ca Diếp Với Hạnh Đầu Đà Đệ Nhất

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Mahà Kassapa:

Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đại đệ tử của Đức Phật luôn tinh tấn tu tập và trở thành một người gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà cao quý trong giáo đoàn. Những công năng, diệu dụng của mười ba pháp đầu đà không sao kể xiết mà Tôn Giả đã tiếp nối duy trì cho hàng hậu học.

“Người thiếu phước, thiếu căn duyên, có nghiệp nặng, có kiếp sống thấp hèn, hạ liệt không thể thọ mười ba pháp đầu đà được; như kẻ lên làm vua mà thiếu đức, thiếu phước sẽ tự rước khổ vào mình. Chỉ có những vị Tỳ kheo tri túc, tinh tấn, siêng năng, không bộ điệu, có đức tin… có chí nguyện xa lìa sinh tử, mới thọ trì được. Người thực hành mười ba pháp đầu đà trước sau cũng sẽ đắc thắng trí thần thông hoặc Niết bàn an lạc.” – Trích kinh Mi Tiên Vấn Đáp. Là vị đại đệ tử của Đức Phật, Tôn giả Đại Ca Diếp luôn tinh tấn tu tập và đã trở thành một người gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà cao quý trong giáo đoàn của Phật. Những công năng, diệu dụng của mười ba pháp đầu đà không sao kể xiết mà Tôn Giả đã tiếp nối duy trì cho hàng hậu học thời sau được học hỏi và tu tập.

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Tôn giả Đại Ca Diếp có phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh; không ham thích các lạc thú ở đời, khác hẳn những người bạn cùng trang lứa.

Tôn giả Đại Ca Diếp có phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh; không ham thích các lạc thú ở đời, khác hẳn những người bạn cùng trang lứa.

Sơ lược về cuộc đời Tôn giả Đại Ca Diếp

Xuất thân trong một gia đình Bà La Môn tại xứ Ma-Kiệt-Đà, Tôn giả Đại Ca Diếp có phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh; không ham thích các lạc thú ở đời, khác hẳn những người bạn cùng trang lứa. Đại Ca Diếp thường tỏ ra nhàm chán, thích xa đám đông và ở riêng một mình. Để cha mẹ bằng lòng, Ngài đã cưới vợ tên là Bạt Đà, một cô gái rất xinh đẹp con nhà giàu có trong vùng. Sau lễ cưới, hai người mới nhận ra đều cùng chung chí nguyện, thích phạm hạnh, ghét ngũ dục. Khi cha mẹ mất, Ngài Đại Ca Diếp tạm biệt Bạt Đà lên đường tìm thầy học đạo và hứa sau khi tìm được bậc minh sư sẽ về đón Bạt Đà để cùng tu. Sau nhiều năm lang thang khắp chốn, khi đủ duyên lành được gặp và xuất gia trong giáo Pháp bất tử của Đức Thế Tôn, Tôn giả Đại Ca Diếp chân thật thực hành các Pháp tu khổ hạnh, luôn tỉnh giác, bền chí chiến đấu để vượt qua chính mình đã giúp Ngài sớm chứng đạt đạo. Với phẩm hạnh cao quý, Tôn giả đã được các Tỳ kheo đương thời tôn xưng là đầu đà đệ nhất khi thực hành 13 Pháp có năng lực tịnh hóa tâm hồn: “1. Mặc y phấn tảo; 2. Chỉ mặc 3 y; 3. Phải khất thực để sống; 4. Khất thực theo thứ lớp; 5. Ngồi ăn 1 lần; 6. Ăn bằng bình bát; 7. Không để dành đồ ăn; 8. Sống ở trong rừng; 9. Ở dưới gốc cây; 10. Ở ngoài trời; 11. Ở nghĩa địa; 12. Nghỉ ở đâu cũng được; 13. Không nằm ngủ”. Khi đã được an trú trong niềm vui giải thoát, Ngài đã đón người vợ của mình năm xưa được bước vào ngôi nhà Như Lai. Điều đặc biệt của Tôn giả khi trì bát khất thực là Ngài chỉ đến khất thực trước nhà người nghèo để họ gieo trồng những hạt giống tốt lành trong ruộng phước điền tối thượng.

Truyện thơ: Tôn giả Đại Ca Diếp

Đại đệ tử của đức Phật - Tôn giả Đại Ca Diếp.

Đại đệ tử của đức Phật – Tôn giả Đại Ca Diếp.

Độ bà lão nghèo – Tấm lòng từ bi cao cả của Tôn giả Đại Ca Diếp

Trong giáo đoàn của Đức Thế Tôn cũng có một số vị Tỳ kheo, sau khi xuất gia thì xa rời thiền định, biếng trễ, ham lợi dưỡng, hay bắt dân chúng cúng dường để xây tịnh xá cho riêng mình. Để độ cho những vị ấy, vào một ngày nọ, trên đường vào thành Vương Xá khất thực cùng với nhóm Tỳ kheo kia, Ngài thấy một bà lão ăn mày sắp chết nằm rên rỉ bên vệ đường, thân thể lở loét, máu mủ khắp người khiến ai cũng kinh hãi. Tôn giả chậm rãi đến gần, đưa bình bát về phía bà lão để xin đồ ăn và nói với bà lão biết mình là đệ tử của Đức Phật tôn quý. Khi thấy một người tu hành rất đỗi trang nghiêm đến xin đồ ăn, bà lão già rất bất ngờ; Ngài đã khuyến hóa bà lão “bán cái nghèo” cho mình để tạo nhiều phước báu giàu sang, phú quý. Do dự hồi lâu vì chẳng có tài sản gì ngoài bát cháo thiu đã bốc mùi. Hiểu được lời dạy và cảm nhận được sự cao quý, thanh khiết của Tôn giả, bà lão với tâm tràn đầy hỷ lạc, quên cả sự ô uế nơi thân mình, đã thành tâm dâng cúng vào bình bát của Ngài. Khi đưa bát cháo lên, dịch mủ ở tay bà còn rớt vào bình bát của Tôn giả.

Tôn giả Đại Ca Diếp: Thánh nhân có giới hạnh vô song

Tôn giả Đại Ca Diếp độ bà lão nghèo

Tôn giả Đại Ca Diếp độ bà lão nghèo

Nhìn thấy hình ảnh đó các Tỳ kheo cùng bà lão rất kinh sợ. Nhưng Tôn giả vẫn hoan hỉ thọ nhận và ngay tại chỗ, uống cạn bát cháo của bà lão dâng cúng. Trước việc làm cao quý của Ngài, bà lão vui mừng khôn xiết. Cũng nhờ duyên lành này, sau khi chết, thần thức của bà lão được tái sinh lên cõi Trời, sống trong cảnh giới an vui, hạnh phúc. Các Tỳ kheo lười biếng và ưa lợi dưỡng kia cũng tìm cho mình được bài học về tâm quảng đại, không chấp trước, tinh tấn tu tập tất cả vì lợi ích của chúng sinh.

Việc làm cao quý không thể nghĩ bàn của bậc Thánh giả, Tôn giả Đại Ca Diếp đã cứu độ mọi người hướng đến sự an vui, hạnh phúc trong giáo Pháp nhiệm màu của Đức Thế Tôn.

Người đệ tử Phật phải mở rộng tấm lòng từ bi của mình như tấm lòng cao cả của Ngài Đại Ca Diếp với bà lão nghèo. Việc làm của những bậc trí tuệ tất cả chúng sinh muôn loài được gieo duyên lành trong giáo Pháp của Đức Thế Tôn. Con đường hoàn thiện mình không hề bằng phẳng, dễ dàng mà đầy rẫy chông gai, khó khăn, chướng ngại. Những ai đang thực hành các Pháp đầu đà khổ hạnh để tăng trưởng lòng từ cao quý này mới nhận được lợi ích chân thật. Từ đây, con đường thành tựu rốt ráo trong tu tập luôn rộng mở với những ai luôn tinh tấn.

  Trí Giác Hiếu/phatgiaoorg

Bài viết liên quan

Phản hồi