Điều cần quan tâm của giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay

Giáo dục luôn là nền tảng để phát triển bản thân, cộng đồng và xã hội. Trong tổ chức Tăng đoàn, giáo dục Phật giáo lại càng có tầm quan trọng vì giúp người xuất gia có nhận thức đúng đắn về Chánh pháp, chỉnh sửa bản thân siêng năng và tinh tấn.

Giáo dục là sự nghiệp quan trọng, các cá nhân, các tổ chức và xã hội đặc biệt quan tâm, là nhân tố quan trọng thúc đẩy cho xã hội phát triển, cho nhân loại văn minh. Hiện nay có nhiều nền giáo dục khác nhau, nhưng tóm lại có hai nền giáo dục cơ bản đó là: giáo dục tôn giáo học và giáo dục thế học. Hai nền giáo dục cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau, giúp cho người học hình thành nhân cách, kỹ năng sống, góp phần quan trọng cho sự phát triển xã hội văn minh. Cả hai nền giáo dục đều hoạt động trong ba môi trường: gia đình, trường học và xã hội. Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những điều cần quan tâm về giáo dục Phật học hiện nay, còn giáo dục thế học nếu có chỉ mang tính so sánh.

Giáo dục tiếng Khmer gọi là Óp-rum, tiếng Anh gọi là Education, nghĩa là giáo hóa, là dạy dỗ, là giáo huấn. Theo từ điển tiếng Việt, giáo dục là dạy dỗ, nuôi lớn, rèn luyện kiến thức, đạo đức và thể chất con người. Theo từ điển tiếng Khmer thì Óp-rum nghĩa là: rèn luyện tâm, sửa chữa/bồi dưỡng kiến thức/oai nghi, rèn luyện/cải biến cho chắc chắn/cho tốt hơn trước. Qua ngữ nghĩa trên đã cho thấy cốt lõi của giáo dục là hoạt động cảm hóa con người, biến con người từ không hiểu biết thành hiểu biết, biến con người từ xấu thành tốt, từ nhút nhát rụt rè, yếu đuối thành tự tin, mạnh mẽ, ươm mầm và nuôi lớn nhân cách, đạo đức, hình thành những kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, là hoạt động tạo nên trí tuệ và giá trị cuộc sống. Khi giáo dục tốt con người không còn vô dụng mà trở nên hữu dụng, sống ở đời không tự nhiên có được tài năng, tự nhiên trở thành người hữu dụng cho xã hội được. Muốn đạt được thành công đó, ta phải có một thời gian rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng bản thân. Nhằm khuyên răn nhắc nhở con cháu phải biết tu dưỡng tính tình, biết khắc phục những thiếu sót để phát huy cái hay cái đẹp sẵn có ngày càng trở nên hoàn thiện, toàn mĩ hơn, như ca dao có câu: “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”. Thật vậy, được sinh ra làm người đã được ví như viên ngọc, chỉ cần bàn tay khéo léo của người thợ chế tác thành sản phẩm để ngọc hữu dụng trong cuộc sống, cũng như con người cần có hoạt động khéo léo của nhà giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, là hoạt động ươm mầm và chuyển hóa nhân cách, nâng cao trí tuệ, sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị, phục vụ lợi ích cho xã hội.

Giáo dục Phật giáo lại càng có tầm quan trọng vì giúp người xuất gia có nhận thức đúng đắn về Chánh pháp, chỉnh sửa bản thân siêng năng và tinh tấn.

Giáo dục Phật giáo lại càng có tầm quan trọng vì giúp người xuất gia có nhận thức đúng đắn về Chánh pháp, chỉnh sửa bản thân siêng năng và tinh tấn.

Trong thực tế, xã hội lâu nay đã cố gắng thực hiện cốt lõi của giáo dục, nó bắt đầu từ khi trẻ sơ sinh mở mắt chào đời thì đã được cha mẹ, ông bà tập cho cười, cho ăn uống qua dòng sữa ngọt ngào, tập cho nghe, cho biết nói, cho quan sát thế giới xung quanh, và dần dần nuôi lớn nhân cách qua nếp sống của gia đình, phong tục tập quán hay qua truyện cổ tích, bài thơ, câu ca dao,… đến tuổi học tập thì được cha mẹ đưa vào trường nhờ thầy cô dạy dỗ “Tiên học lễ, Hậu học văn”, người học cao hơn trở thành cử nhân, bác sĩ, kỹ sư,… và kết quả của giáo dục luôn được xã hội trân trọng. Tuy nhiên, thời gian qua đã có lúc có nơi còn hạn chế chú trọng “Tiên học lễ” mà chỉ tập trung nhiều hơn cho “Hậu học văn”, kết quả mang lại chưa được như mong muốn của các bậc phụ huynh và xã hội. Về phần này, Bác Hồ đã từng nói: “có tài không có đức là người vô dụng, có đức không có tài làm gì cũng khó”, theo ý của Bác ở đây được hiểu “khó” còn đỡ hơn “vô dụng” nếu không nói là không ít trường hợp gây tác hại đến xã hội. Từ đó, xã hội đã nhiều lần cải cách về giáo dục, để mỗi người khi học tập ra trường sẽ trở thành những người tốt cả hai mặt “vừa có đức, vừa có tài”.

Đối với giáo dục Phật giáo, lâu nay được xem là một nền giáo dục chuyên về tâm linh, về đạo đức lối sống, là giáo dục mang tính hướng nội, đó là giáo dục về: “Giới, Định và Tuệ”. Ba pháp môn này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, thông qua phương pháp học: “Văn, Tư, Tu” hay nói cách khác là: Su (số: nghe), Ci (chế: suy nghĩ), Pu (pố: hỏi) và Li (lí: ghi nhớ và hành theo), sẽ giúp cho người học đạt kết quả tốt. Thông qua ba pháp môn này, sẽ ươm mầm và nuôi lớn những nhân cách, đạo đức lối sống hiền lành, oai nghi trang nghiêm, người học có đầy đủ khả năng vượt qua mọi thử thách, lạc quan với cuộc sống tu tập. Giáo dục còn chuyển hóa cho những người có lối sống buông thả, không kỷ luật, kỷ cương, và có tư tưởng lệch lạc sẽ quay về với con đường lương thiện, sống chân chính, sống có ích cho xã hội; giáo dục sẽ giúp cho người học kiềm chế được hành vi trước mọi cám dỗ trong cuộc sống, làm sinh khởi tham, sân, si; giúp cho người học hoàn thiện chính bản thân, sống với đời sống thanh tịnh, vô ngã, vị tha. Đồng thời, qua học giới, học thiền định sẽ giúp cho người học có khả năng tư duy logic, phát sinh và tăng trưởng trí tuệ, thấy rõ bản chất chân thật của mọi hiện tượng sự vật, thấy rõ được chân lý, đoạn tận các lậu hoặc trong cuộc sống.

Đức Phật dùng một hình thức khác để giáo dục, từ tâm mình Ngài biết tâm của các vị, nhìn qua tuy khắt khe nhưng đó là cả tấm lòng từ mẫn, muốn đệ tử sống viễn ly, tinh cần sớm chứng đắc đạo quả, như thợ rèn có đục đẽo, có gọt giũa là muốn sản phẩm sắc sảo, sản phẩm tốt để người dùng ưa chuộng.

Đức Phật dùng một hình thức khác để giáo dục, từ tâm mình Ngài biết tâm của các vị, nhìn qua tuy khắt khe nhưng đó là cả tấm lòng từ mẫn, muốn đệ tử sống viễn ly, tinh cần sớm chứng đắc đạo quả, như thợ rèn có đục đẽo, có gọt giũa là muốn sản phẩm sắc sảo, sản phẩm tốt để người dùng ưa chuộng.

Qua nghiên cứu trong kinh điển, thực tế ngày xưa Đức Phật nhận đệ tử và dạy dỗ các đệ tử không khác gì bậc cha mẹ dạy dỗ trẻ sơ sinh, ngay từ thuở nằm nôi đã được cha mẹ trao truyền cảm thức nhân văn bằng dòng sữa ngọt, bằng lời ru tiếng hát, bằng câu truyện cổ tích, câu truyện sử thế. Đối với Đức Phật, tuy không truyền cho đệ tử bằng dòng sữa, bằng lời ru tiếng hát, nhưng Ngài cũng truyền cho các đệ tử bằng một tài sản kiến thức đã được chứng đắc, bằng cả tấm lòng từ mẫn bao la không có điểm dừng và trong sáng không có một hạt bụi nào làm nhơ bẩn.  Đặc biệt, Ngài luôn lấy đệ tử làm trọng tâm và áp dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi, khiến cho người học dễ hiểu, nhanh chóng giác ngộ. Trường hợp Ra – Hu – La tuy không là trẻ sơ sinh, nhưng chỉ mới lên bảy đã vào chùa tu, là trẻ còn thích vui đùa, thích trò chơi, lời nói chưa lưu loát nhưng lại bước sang một môi trường mới, phải sống khép mình nghiêm khắc trong giới luật. Đức Phật là cha, là mẹ luôn dõi theo từng ngày từng giờ về hình hài, về diễn tiến của oai nghi, của suy nghĩ và các hành vi trong lối sống tu tập, Ngài giáo dục về giới là pháp học đầu tiên để hình thành đạo đức lối sống, hình thành lòng vô ngã vị tha, hình thành sự can đảm tôn trọng sự thật, và có nghị lực kiềm chế hành vi trước mọi cám dỗ. Khi Ra – Hu – La phạm giới nói dối, Đức Phật bảo cho tự sám hối. Hoặc Đức Phật dựng nên đề tài, Ngài tự đến thiền thất Ra – Hu – La rồi bảo: “hãy đem chậu nước sạch đến đây để ta rửa chân”, rửa xong Đức Phật hỏi: “con có thấy nước kia không? Dạ có, nước đã dơ bẩn rồi (Ra – Hu – La trả lời)”. Ngài úp chậu đổ nước dơ bỏ, rồi lật ngữa chậu lên không một giọt nước, Đức Phật bảo: “nước dơ bẩn không thể sử dụng được” như người có hành vi dơ bẩn, khi nước dơ ta phải đổ bỏ cũng như: “đời người sẽ bị vứt bỏ đi nếu cố tình không tu sửa”, và khi chậu không còn một giọt nước, Ngài bảo: “đời người sẽ trống rỗng nếu không lo học tập, không lo tu thân tích đức”.

Đức Phật đã dùng hình ảnh chậu và nước như thân và tâm, tâm là chủ của mọi hành vi của con người, Ngài đã dạy cho Ra – Hu – La hình thành nhân cách, oai nghi trang nghiêm và đạo đức lối sống hiền lành của một bậc chân tu (Đức Phật giáo giới Ra – Hu – La). Hoặc đối với người lớn như trường hợp khi Đức Phật ngự tại chùa Kỳ Viên, 500 vị Tỳ khưu có tôn giả Yasoja dẫn đầu đến yết kiến Đức Phật trước khi an cư kiết hạ, vì không giữ mồm giữ miệng cho thanh tịnh, nói chuyện ồn ào như những người đánh cá, cướp giật cá, thiếu sự tôn trọng đến cuộc sống riêng tư của người khác, Đức Phật cho gọi đến hỏi rồi đuổi đi. Tôn giả Yasoja động viên: Đức Phật đuổi chúng ta vì mong muốn chúng ta tiến bộ, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng ta, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với chúng ta. Chúng ta hãy sống cho thật đúng pháp, sống như thế nào để Thế Tôn có thể hoan hỷ. Tất các Tỳ khưu sống viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, trong hạ ấy tất cả đều giác ngộ Ba Minh. Biết được Đức Phật cho gọi về. Lúc này không như trước, các vị chú ý thấy Đức Phật an trú trong loại an trú bất động, các vị cũng ngồi xuống trong định bất động. Mỗi canh đều được Ānanda báo tin, nhưng Đức Phật vẫn nhập định bất động, khi canh ba đi qua trời hừng sáng, Ngài xả thiền tiếp chuyện với các Tỳ khưu và nhắc Ānanda: “Nếu ông có hiểu biết, ông sẽ không nói như vậy, vì Như Lai và 500 Tỳ khưu đang nhập định bất động”, ngay lúc này Ngài nói lên lời cảm hứng: “Ai đã thắng gai dục, Mắng, gia hại, trói buộc, Vị ấy đứng bất động, Như núi vững an trú, Vị Tỳ khưu như vầy Lạc khổ không giao động”(1).

Giáo dục Phật giáo lâu nay được xem là một nền giáo dục chuyên về tâm linh, về đạo đức lối sống, là giáo dục mang tính hướng nội, đó là giáo dục về: “Giới, Định và Tuệ”.

Giáo dục Phật giáo lâu nay được xem là một nền giáo dục chuyên về tâm linh, về đạo đức lối sống, là giáo dục mang tính hướng nội, đó là giáo dục về: “Giới, Định và Tuệ”.

Ở đây Đức Phật dùng một hình thức khác để giáo dục, từ tâm mình Ngài biết tâm của các vị, nhìn qua tuy khắt khe nhưng đó là cả tấm lòng từ mẫn, muốn đệ tử sống viễn ly, tinh cần sớm chứng đắc đạo quả, như thợ rèn có đục đẽo, có gọt giũa là muốn sản phẩm sắc sảo, sản phẩm tốt để người dùng ưa chuộng. Hoặc một trường hợp khác, Đức Phật dùng hình ảnh thợ làm một cặp bánh xe cho vua Pacetana, để nói lên tài nghệ của người làm công tác giáo dục. Một bánh xe thợ làm 6 tháng trừ 6 ngày và một bánh xe làm xong trong 6 ngày, hai bánh xe này có nguyên nhân và hiệu quả khác nhau. Bánh xe được làm xong trong 6 ngày, khi đẩy cho chạy xoay được vài vòng, hết lực tác động rồi rơi xuống đất, còn một chiếc làm trong 6 tháng trừ 6 ngày, khi đẩy cho chạy, nó xoay hết lực rồi đứng lại như đang mắc vào trục xe. Khi vua hỏi thì thợ trả lời: Một chiếc làm xong trong 6 ngày, sở dĩ xoay hết lực rồi rơi xuống đất là do vành xe, các căm xe và trục xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm; còn một chiếc làm xong trong 6 tháng trừ 6 ngày, sở dĩ nó xoay hết lực tác động nhưng vẫn còn đứng như mắc vào trục xe, là do vành xe, các căm xe và trục xe không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm. Người thợ lúc bấy giờ chính là Đức Phật, Ngài khéo léo biết: chỗ cong, chỗ hỏng và chỗ khuyết điểm của gỗ cũng như khéo léo biết chỗ cong, chỗ hỏng và chỗ khuyết điểm của thân, khẩu, ý của con người. Cũng vậy, đối với Tỳ khưu, Tỳ khưu ni nào có thân, khẩu và ý cong, hư hỏng, khuyết điểm, không có đoạn tận, như vậy này các Tỳ khưu, vị ấy rời khỏi Pháp và Luật này, ví như bánh xe được làm xong trong 6 ngày. Và ngược lại khi thân, khẩu và ý được đoạn tận, này các Tỳ khưu, vị ấy an trú vững chắc trong Pháp và Luật này, ví như bánh xe được làm xong trong 6 tháng thiếu 6 ngày. Do vậy, này các Tỳ khưu, hãy học tập như sau: “Chúng tôi sẽ đoạn tận thân cong, thân hư hỏng, thân khuyết điểm; chúng tôi sẽ đoạn tận lời nói cong, lời nói hư hỏng, lời nói khuyết điểm; chúng tôi sẽ đoạn tận ý cong, ý hư hỏng, ý khuyết điểm”. Như vậy, này các Tỳ khưu, các ông cần phải học tập(2).

Qua một số ý đã nêu, giáo dục Phật giáo ngày nay đã có trường lớp, có điều kiện và tiện nghi học tập tốt hơn ngày xưa. Giáo hội có nhiều trường sơ cấp, trung cấp và có 4 Học viện đáp ứng nhu cầu học tập của Tăng Ni và Phật tử. Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, hầu hết các chùa đều có phòng học, các tỉnh đều có trường sơ cấp Pali, Vini, cả hệ phái hiện nay đã có hai trường trung cấp và một Học viện, mỗi năm có hàng ngàn chư tăng và con em Phật tử tham gia học tập, đã đóng góp nhiều Tăng tài cho Giáo hội, và nhiều người đã trở thành cán bộ các cấp, các ngành phục vụ cho xã hội(3).

Đức Phật nhận đệ tử và dạy dỗ các đệ tử không khác gì bậc cha mẹ dạy dỗ trẻ sơ sinh, ngay từ thuở nằm nôi đã được cha mẹ trao truyền cảm thức nhân văn bằng dòng sữa ngọt, bằng lời ru tiếng hát, bằng câu truyện cổ tích, câu truyện sử thế.

Đức Phật nhận đệ tử và dạy dỗ các đệ tử không khác gì bậc cha mẹ dạy dỗ trẻ sơ sinh, ngay từ thuở nằm nôi đã được cha mẹ trao truyền cảm thức nhân văn bằng dòng sữa ngọt, bằng lời ru tiếng hát, bằng câu truyện cổ tích, câu truyện sử thế.

Những kết quả của giáo dục luôn được Giáo hội và xã hội chân trọng. Tuy nhiên, đất nước đang hội nhập sâu rộng, phía trước luôn đặt ra những nhu cầu mới, thách thức và cơ hội luôn đan xen, Giáo hội và xã hội đang mong đợi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của giáo dục Phật học, phải vừa giáo dục theo truyền thống vừa kết hợp với đổi mới, phải đổi mới trên nền tảng truyền thống để kết quả đáp ứng được nhu cầu đặt ra, ngược lại nếu giáo dục không đổi mới, không kết hợp hài hòa giữa truyền thống với thời đại, khó thu hút được Tăng sinh và con em Phật tử theo học. Cụ thể hiện nay, nhiều phòng học của các chùa, các trường sơ cấp các tỉnh/thành số lượng Tăng sinh/con em Phật tử tham gia học tập ngày càng giảm, trường trung cấp Pali – Khmer, trường bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ hoặc Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, vẫn gặp khó khăn trong chiêu sinh hằng năm. Đây là những vấn đề ngành giáo dục Phật giáo cần quan tâm, và cần có sự hỗ trợ của giáo dục công lập, trước hết:

– Đó là, xã hội hóa trong giáo dục, cần kết hợp nhiều cơ sở đào tạo thành trường sơ cấp Pali – Vini, và có chương trình phù hợp. Bởi hiện nay, đối với con em Phật tử và chư Tăng Khmer trong độ tuổi học tập, mỗi người phải theo học chương trình phổ thông, nếu muốn giữ gìn tiếng nói, chữ viết phải học thêm chữ Khmer, hoặc nếu đang tu phải học thêm chữ Khmer, học thêm Pali hay Vini. Như vậy chương trình học đã quá tải so với các em cùng trang lứa. Do đó, nhiều chư tăng, nhiều con em phải bỏ học chữ Khmer, bỏ học Phật học, hoặc chỉ học trong ngày nghỉ học phổ thông, nên kết quả không cao, ngoại trừ các em theo học trường Dân tộc Nội trú. Phần này, hiện nay trường trung cấp Pali – Khmer tỉnh Trà Vinh, trường bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ, là những mô hình tốt, cần được bổ sung và nhân rộng cho các tỉnh/thành có điều kiện. Mặt khác, cũng từ mô hình này nên thành lập trường sơ cấp Pali – Vini, có chương trình kết hợp với phổ thông và thống nhất học tập toàn Nam Bộ.

– Đó là, cần tăng cường giáo dục tự viện, truyền cảm hứng trong tu học: hiện nay khi nhận đệ tử có nhiều thành phần khác nhau, chưa có quá trình thử thách (làm Sekkha) thì cho xuất gia tu học, nên khi thọ giới nhiều em chưa đủ can đảm sống với môi trường mới, sống trong khuôn khổ giới luật, nhiều em không chịu được có khi phải sai phạm, có khi sớm hoàn tục chưa kịp hình thành nhân cách, chưa có nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng để đảm đương trong cuộc sống. Đồng thời, một số nghi thức trong nghi lễ xuất gia hiện nay cũng cắt giảm, nên tâm lý người tu thấy giảm bớt phần thiêng, niềm tin cũng giảm bớt không như ngày xưa, từ đó cũng giảm sự nỗ lực kiềm chế hành vi của mình. Việc này có ý kiến cho rằng: “vì các em phải phụ lo kinh tế gia đình, nếu nghiêm khắc như ngày xưa e rằng ít người tu”.

Những kết quả của giáo dục luôn được Giáo hội và xã hội chân trọng.

Những kết quả của giáo dục luôn được Giáo hội và xã hội chân trọng.

– Đó là, hạn chế thời gian giáo dưỡng đệ tử khi đã cho thọ giới, mặc dù các thầy cũng xuất phát từ lòng bi mẫn, từ bi hỷ xả và vị tha, thầy cũng truyền cho đệ tử những nhân cách, những oai nghi, cũng ràng buộc giới tử thúc liễm giới hạnh, thầy nào cũng thể hiện trách nhiệm của mình, nhưng các đệ tử không có thời gian lãnh hội, vì đa số phải học phổ thông, hết phổ thông thì phải học đại học, không còn nhiều thời gian cho việc hành trì của bậc xuất gia

– Đó là, giáo trình, sách giáo khoa, sách nghiên cứu vẫn sử dụng sách cũ, hoặc đi thỉnh từ Campuchia, chưa biên soạn sách giáo khoa, giáo trình mới trong nước cho phù hợp với nhu cầu mới. Điều này, rất mong Giáo hội cho phép Phân ban Giáo dục, Phân Viện nghiên cứu thành lập Ban Biên soạn gồm những chư tôn đức, các vị Acharya, các nhà khoa học có dày dặn kinh nghiệm trong ngành giáo dục phụ trách.

– Đó là, nếu so sánh tại Học viện thì cho thấy khóa đầu tiên có đến 98 Tăng sinh theo học, các khóa về sau thì giảm dần, hiện nay khóa IV – V chỉ có 31 Tăng sinh theo học. Nhưng khi Học viện kết hợp với đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lớp Tôn giáo học, thì có đến 67 Tăng sinh trong Học viện và ngoài Học viện tham dự học tập. Điều này đã nói lên những nút thắt cần được tháo gỡ.

Những nút thắt cần tháo gỡ đó là:

+ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer cần mở thêm một số khoa phù hợp với nhu cầu, và nhận thêm con em Phật tử có nhu cầu học tập, được như vậy Học viện mới phát huy hết chức năng của mình.

+ Cần xây dựng chương trình kết hợp giữa Phật học với thế học, cần kết hợp với trường đại học cùng đào tạo. Khi Tăng sinh tốt nghiệp, văn bằng có giá trị cả trong đạo và ngoài xã hội.

Trên đây, là một số khó khăn thực tế cần được quan tâm đối với giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, giải quyết được khó khăn này sẽ tạo nguồn đầu vào cho Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, mà vốn lâu nay chiêu sinh vẫn còn hạn chế, đồng thời khuyến khích cho chư tăng và con em phật tử Khmer nhiệt tình tham gia học tập, góp phần giữ gìn và phát huy tiếng nói chữ viết của dân tộc mình.

Chú thích:

1. Kinh Tiểu bộ, tr.133-136.

2. Kinh Tăng Chi Bộ, tr.142-144.

3. Tài liệu Hội nghị Thường niên của Giáo hội.

Tài liệu tham khảo:

1. Kinh Tiểu bộ, tr.133-136.

2. Kinh Tăng Chi Bộ, tr.142-144.

3. Tài liệu Hội nghị Thường niên của Giáo hội.

Bài viết liên quan

Phản hồi